TRỊ SỔ MŨI MÀ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

Thuốc kháng sinh có thể giúp người bệnh nhanh chóng kết thúc cơn sổ mũi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không phải lúc nào cũng tốt. Vì vậy, chúng tôi xin chia sẻ các mẹo trị sổ mũi mà không cần dùng thuốc sau đây, giúp bạn giải quyết tình trạng sổ mũi hiệu quả.

 

Trị sổ mũi không cần dùng thuốc

5 cách trị sổ mũi mà không cần dùng thuốc

Thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân phổ biến nhất khiến chúng ta dễ mắc phải triệu chứng sổ mũi. Cảm giác thật khó chịu khi mũi suốt ngày chảy dịch nước, gây nghẹt mũi và khó thở cho những ai mắc phải căn bệnh này. Thông thường, người bệnh thường có xu hướng mua thuốc để điều trị sổ mũi. Vậy các bạn không cần phải tốn kém chi phí cho việc này, hãy áp dụng ngay các cách sau đây để giúp mũi thông thoáng và hết sổ mũi.

1/ Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Nước muối sinh lý khá an toàn có thể dùng để rửa, sát trùng các vết thương. Bên cạnh đó, người đang bị sổ mũi có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi. Nước muối sinh lý giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ dàng hít thở hơn.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi trị sổ mũi

 

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, người bệnh nằm ngửa ra với tư thế đầu thấp hơn chân.
  • Sau đó, người nhà dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mỗi bên mũi.
  • Chờ khoảng 1 – 2 phút, người bệnh có thể hỉ mũi để đẩy các dịch lỏng trong mũi ra ngoài.
  • Đối với trường hợp, một số bệnh nhân là trẻ nhỏ chưa biết hỉ mũi, mẹ dùng dụng cụ hỉ mũi dạng bóp để lấy dịch lỏng ra ngoài cho bé. Mẹ bóp mạnh rồi đưa nhẹ nhàng đầu dụng cụ hút chất nhầy vào mũi của bé. Tiếp theo, phụ huynh thả nhẹ đầu bóp ra từ từ để dụng cụ làm việc.

Đây là một những cách trị sổ mũi không cần dùng thuốc rất hiệu quả mà được rất nhiều người bệnh áp dụng thành công.

2/ Tắm nước ấm điều trị sổ mũi

Một trong những cách đơn giản nhất nhưng mang lại kết quả đáng kể đó là dùng nước ấm để trị sổ mũi. Hơi nước ấm giúp khoang mũi thông thoáng, dịch nhầy sẽ được làm lỏng và đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

Tắm nước ấm trị sổ mũi

Trong quá trình tắm nước nóng, người bệnh có thể sử dụng vài giọt tinh dầu hoa oải hương hay dầu khuynh diệp cho vào nước, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái với hương thơm dịu nhẹ.

3/ Trị sổ mũi bằng gối cao đầu

Tư thế ngủ đúng cách cũng phần nào giúp người bị sổ mũi cải thiện bệnh hiệu quả. Thông thường, khi mắc phải bệnh sổ mũi, người bệnh nên nằm gối cao đầu, giúp ngăn ngừa nước mũi chảy vào trong gây nghẹt mũi, giúp bạn dễ thở hơn.

Nằm gối cao đầu trị sổ mũi hiệu quả

Bên cạnh đó, khi gối cao đầu nước mũi sẽ chảy ra ngoài tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Các bạn nên gối cao đầu bằng cách kê thêm gối hoặc dùng khăn mềm cuộn lại và kê đầu.

4/ Uống nhiều nước

Tăng cường uống nhiều nước giúp làm loãng dịch mũi, làm bong lớp mũi đặc, giúp mũi thông thoáng, hỗ trợ điều trị sổ mũi rất tốt. Ngoài ra, uống nhiều nước giúp việc loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn gây bệnh trong mũi ra ngoài dễ dàng.

Uống nhiều nước giúp hỗ trợ điều trị sổ mũi hiệu quả

Các bạn có thể sử dụng nước lọc đun sôi để nguội hay uống các loại nước ép trái cây, trà thảo dược,… đều mang lại công dụng điều trị sổ mũi hiệu quả.

5/ Sử dụng nước trà gừng loãng

Sử dụng nước trà gừng giúp giảm chướng bụng do nước mũi chảy ngược

Gừng có tính ấm điều trị cảm sốt, chướng bụng, khó tiêu,… Khi chẳng may bạn bị sổ mũi, việc nước mũi chảy ngược họng có thể gây chướng bụng. Vì vậy, uống một chút nước trà gừng pha mật ong, giúp bạn giảm nhanh triệu chứng khó chịu này.

Lưu ý:

  • Người bệnh sổ mũi không nên ăn những thực phẩm có chứa chất kích thích, cay như tỏi, mù tạt, ớt, tiêu, hành,… kích thích lớp niêm mạc mũi chảy nước mũi nhiều hơn, gây khó chịu.
  • Đồng thời, bệnh nhân không nên sử dụng thực phẩm có chứa lactose, tạo điều kiện vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh.

Để trị sổ mũi hiệu quả mà không cần thuốc, ngoài áp dụng các cách làm trên, người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục thể thao, giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Ngoài ra, nếu tình trạng sổ mũi của các bạn đã xảy ra nhiều tháng nhưng không khỏi, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để thăm khám.

Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *