Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Bội Nhiễm Có Chữa Được Không?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm được hình thành trên nền tảng của bệnh viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có tính di truyền, sẽ dị ứng nặng hơn khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên lạ.

Vậy, viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Bệnh có khác gì với viêm mũi dị ứng thông thường? Có cách nào điều trị bệnh dứt điểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

I. Hiểu về đúng về bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến hiện nay. So với viêm mũi dị ứng, tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm có mức độ nặng hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà những triệu chứng phiền toái của nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống.

viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì
So với viêm mũi dị ứng, tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm có mức độ nặng hơn.

1. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm tình trạng nhiễm trùng lây lan và lấn sâu ở vùng mũi của bênh nhân. Người bệnh thường xuyên bị vi khuẩn tấn công nhưng không điều trị kịp thời, gây nên tình trạng bội nhiễm.

2. Biểu hiện của bênh viêm nhiễm dị ứng bội nhiễm

Với những bệnh nhân từng bi bệnh viêm mũi dị ứng, khả năng bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm là rất cao. Trên thực tế, một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm không khác viêm mũi dị ứng là bao. Do đó, khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm, người bệnh sẽ bắt gặp một số triệu chứng điển hình sau:

  • Ngứa mắt và ngứa mũi: Để giảm ngứa, người bệnh thường xuyên dụi. Đôi khi, người bệnh còn cảm thấy ngứa tai.
  • Tắc mũi, ngạt mũi: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm khiến cho bệnh nhân vô cùng khó chịu. Hiện tượng trên có thể xảy ra ở một bê cánh mũi hoặc cả hai bên, nặng hơn khi nằm và vào buổi tối.
  • Hắt hơi thành tràng khó kiểm soát
  • Chảy nước mũi: Nước mũi có  màu vàng đục, chảy từng cơn, lượng nước mũi rất nhiều.

3. Nguyên nhân nào gây tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm?

Một số yếu tố gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm được xác định là: do dị ứng với phấn hoa, bụi, khói, nấm mốc, lông động vật… trong môi trường sống. Tuy nhiên, những tác nhân trên còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người.

Khi thời tiết chuyển lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, không kịp thích ứng với sự biến đổi của môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi rút, vi khuẩn tấn công, gây viêm  mũi dị ứng bội nhiễm.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không dứt điểm, khi gặp thêm tác nhân di ứng trên sẽ càng khiến cho vi khuẩn, vi rút hoạt động mạnh, khiến bệnh tình ngày càng trở nên nặng hơn.

II. Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có chữa khỏi được không?

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Oanh, công tác Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện bạch Mai, Hà Nội, bác sĩ cho biết: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: viêm thanh quản, viêm amidan, viêm mũi xoang, nhiễm trùng…

Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có chữa được không?

Vì tác nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm là do vi khuẩn, vi rút nên việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, một tin mừng cho người bị bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm đó là bệnh có thể điều trị dứt điểm được.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu như viêm mũi dị ứng bội nhiễm do cơ thể tiếp xúc với các kháng nguyên lạ thì việc điều trị rất dễ  dàng, chỉ cần tránh xa với các dị nguyên này.

Nếu như viêm mũi dị ứng là do nhiễm khuẩn thì người bệnh cần đến thăm khám tại chuyên khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Những loại thuốc trên chỉ thích hợp dùng điều trị bệnh trong thời gian ngắn, không thích hợp điều trị lâu dài vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Trên đây, bài viết vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm và giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm có chữa được không. Vi triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm khá giống với viêm mũi dị ứng thông thường nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý để phân biệt được bệnh. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn mau chóng cải thiện được bệnh.

Tổng hợp: Hương Giang

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường có tốt không, có hiệu quả thật không?”, “Bài thuốc sử dụng liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?”,… Để có được đáp án cho những vấn đề đó, mời mọi người lắng nghe chính phản hồi từ những người bệnh đã và đang sử dụng bài thuốc gia truyền này của dòng họ Đỗ Minh.

Bình luận (6)

  1. nam says: Trả lời

    viem mui xoang co boi nhiem co chua duoc khong?toi bi nghat khong the tho duoc hau nhu toi deu phai tho bang mom

  2. Ngọc says: Trả lời

    Con gái tôi được 27tháng bi viêm mũi dị ứng bôi nhiễm. Đa uống thuốc va khám tai mũi họng trung quê cháu vẫn bi liên tục khi uống singuna vào thi mũi khô không chảy nước mũi nhưng 3, đến 4 hôm la cháu lại bị tối từ 11h đêm trơ đi đến 3h cháu phải thơ bằng mồm vi nget. Tôi phải thức đê xịt nước muối nhưng cũng chẳng đơ. Nguyen nhân đo co phải mũi cháu bị phu nê hay la pô líp mũi a. Xin hơi bs tư vấn giúp cháu có gấc ngủ ngon a.

  3. Dương Thị Thu Biên says: Trả lời

    tôi đi khám bác sỹ chuẩn đoán bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm qua 3 ngày điều trị thấy mình bị sưng bụng mắt dưới có phải do bị vậy mà bị sưng không.

  4. Nguyễn trọng khánh says: Trả lời

    Cho em hỏi ? .viêm mũi dị ứng dùng cách chữa của viêm xoang có được không ạ

  5. Nên says: Trả lời

    Tôi cũng bị gần 20 năm rồi. Hằng trăm loại thuốc mà chằng đỡ. Đã mổ nội soi rồi. Lúc nào cũng như cúm gà. Chỉ dùng 1 viên clophelamin gì đấy là đỡ luôn. Gần đây nhất dùng xoang Bách phục rồi, cố đến 4 tháng chẳng ích gì. Buồn quá giờ đang ý đinh dùng sinu plus xem sao. Mọi người cho mình lời khuyên.

    1. Phương says: Trả lời

      Mình cũng như bạn, cũng nhỏ ngũ sắc mãi ko đỡ, đang định dùng thử Sinus plus. Bạn đã dùng chưa? Có đỡ ko?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *