Viêm mũi dị ứng liệu có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Phụ nữ đang mang thai rất dễ mắc một số bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Trên thực tế, bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện trước khi mang thai. Bệnh nhân  bị viêm mũi dị ứng thường xuất hiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi, một số bệnh nhân còn bị ngứa, kích ứng vùng mắt… Khi mang thai, bệnh có thể chuyển biến ngày càng nặng hơn hoặc không thay đổi trong suốt thai kì. Điều này gây tâm lí hoang mang cho không ít chị em vì sợ bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Để gỡ rối những thắc mắc trên, dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trân, công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ giúp bạn giải đáp.

viêm mũi dị ứng khi mang thai
Phụ nữ đang mang thai rất dễ mắc một số bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng.

I. Nguyên nhân nào gây viêm mũi dị ứng khi mang thai?

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng tự miễn của cơ thể nhằm chống lại những dị vật xâm nhập vào đường hô hấp. Bệnh xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng, nhất là người có cơ địa dị ứng. Phụ nữ mang thai cũng rất dễ nằm trong tầm ngắm của căn bệnh trên.

Giống như những người bình thường, khi gặp những tác nhân kích ứng gây dị ứng kích ứng lên niêm mạc mũi, bà bầu sẽ bị bệnh viêm mũi dị ứng. Một số nguyên nhân khiến cho bà bầu nằm trong tầm ngắm của bệnh đó là do thời tiết thay đổi đột ngột, giai đoạn chuyển mùa khiến cho cơ thể không thích ứng kịp thời. Lúc này, bà bầu dễ gặp những rắc rối về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng… Ngoài ra, dị ứng với phấn hoa, lông động vật, khói bụi… cũng có thể gây viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, tình trạng trên xuất hiện là do sự thay đổi nội tiết tố trong suốt thai kì. Khi mang thai, cơ thể nữ giới tiết một hàm lượng lớn estrogen. Estrogen là gia tăng sản xuất chất nhầy, có thể gây nghẹt hoặc sổ mũi. Estrogen cũng có thể khiến cho niêm mạc mũi bị sưng viêm, cản trở quá trình hô hấp bình thường.

II. Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Có rất nhiều người khi đang mang thai bị bệnh viêm mũi dị ứng thường lo lắng, sợ rằng bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không
Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Trao đổi với chuyên gia Tai Mũi Họng Nguyễn Thị Ngọc Hân, bác sĩ cho biết, các bà mẹ hãy yên tâm vì bệnh viêm mũi dị ứng không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng không phải vì thế mà các bà bầu chủ quan, lơ là trước những triệu chứng của bệnh.

Nếu không kiểm soát tốt những triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi trong suốt thai kì gây căng thẳng, mất ngủ, tâm lí lo âu… gián tiếp ảnh hưởng đến việc dưỡng thai. Nếu như bệnh chuyển sang cảm cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Do đó, ngay từ những biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất hiện, bạn nên điều trị ngay. Chữa trị bệnh càng sớm thì việc điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều.

III. Bỏ túi 2 mẹo chữa viêm mũi dị ứng ngay tại nhà hiệu quả không cần đến thuốc

Các chuyên gia khuyến cáo, trong 3 tháng đầu thai kì, các bà bầu không nên dùng thuốc, trừ phi mũi bạn bị tắc quá nặng vì thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, những nguyên liệu từ thiên nhiên luôn được ưu tiên hàng đầu khi trị bệnh cho bà bầu.

1. Ngửi hành tây chữa viêm mũi dị ứng

Không chỉ là một nguyên liệu cho những món ăn thơm ngon, hành tây còn được dùng để trị bệnh viêm mũi dị ứng cho bà bầu. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, hành tây chứa nhiều chất có khả năng kháng viêm, giảm đau nên khắc phục được những triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây nên.

viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi
Ngửi hành tây chữa viêm mũi dị ứng

Các bà bầu có thể chữa bệnh bằng cách đơn giản sau:

  • Hành tây mua về lột bỏ vỏ, cắt thành nhiều khía nhỏ.
  • Cho hành tây vào một túi vải mỏng, đem lên mũi ngửi nhiều lần.

Khi triệu chứng nghẹt mũi xuất hiện, chỉ càn làm như trên, tinh chất hành tây sẽ thấm vào mũi, giảm nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng.

2. Trị viêm mũi dị ứng bằng nước ép tỏi

Không chỉ là một gia vị làm đậm đà hơi cho món ăn, từ lâu tỏi đã được các thầy thuốc Đông y dùng để điều trị một số bệnh, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Theo các bài viết được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng & Sức Khỏe Hoa kì, trong tỏi chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm như glucogen, acilin, fitonxit, đặc biệt là chất acilin.

chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Trị viêm mũi dị ứng bằng nước ép tỏi

Các chị em phụ nữ đang mang thai có thể áp dụng cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng tỏi như sau:

  • Tỏi đem lột vỏ, giã nát, ép lấy nước cốt tỏi.
  • Trộn tỏi với mật ong theo tỉ lệ 1:2 (1 phần nước ép tỏi ứng với 2 phần nước ép mật ong).
  • Dùng bông thấm dung dịch và nhét vào mũi, để yên tầm 5-10 phút. Thực hiện liên tục 3 lần mỗi ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

3. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Khi bị viêm mũi sinh lý, các bà bầu nên ‘thủ” sẵn trong nhà một chai nước muối sinh lí. Các chị em cũng có thể tự pha nước muối sinh lý ngay tại nhà. Mỗi ngày nhỏ nước muối khoảng 3-4 lần.

Nước muối sinh lí giúp lấy sạch những chấy nhầy, dịch ứ đọng trong xoang mũi, giúp đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng khi bi bệnh và giảm số lần nhỏ mũi khi bệnh đã thuyên giảm vì nếu dùng nhiều có thể gây mất lớp chất nhầy tự nhiên, khô mũi, niêm mạc mũi dễ bị kích ứng hơn.

Xem thêm: Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối “hiệu quả không ngờ” 

IV. Cách phòng viêm mũi dị ứng tái phát trong suốt thai kì đơn giản cho bà bầu

Mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng những biểu hiện viêm mũi dị ứng khiến cho không ít bà bầu cảm thấy mệt mỏi khi chỉ biết làm bạn với đống khăn giấy. Việc phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho bà bầu không hề phức tạp như bạn nghĩ. Áp dụng những biện pháp sau, viêm mũi dị ứng có thể không tìm đến bạn trong suốt thai kì:

  • Tránh tác nhân gây bệnh: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị cũng như phòng ngừa đó là bạn cần tránh xa tác nhân gây dị ứng. Các chị em cần chú ý vệ sinh chăn ga, gối nệm cho thật sạch, giặt giũ định kì những vật dụng trên để hạn chế kí sinh trùng trú ẩn. Vệ sinh nhà cửa tránh nấm mốc phát triển. Khi tiếp xúc với bụi cần mang theo khẩu trang.
  • Giữ ấm cơ thể: Những bà bầu thường xuyên thức khuya và dậy sớm cần chú ý giữ ấm cho cơ thể. Không tắm vào thời điểm này. Khi trời chuyển lạnh, bạn nên dùng một số vật dụng để giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ, họng.
  • Vệ sinh mũi, họng: Thường xuyên giữ mũi sạch sẽ giúp cấc bà bầu tránh được bệnh đường hô hấp nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng.

Trên đây, bài viết vừa giúp bạn giải đáp “Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi”  cùng một số thông tin hữu ích khác. Khi những biểu hiện viêm mũi dị ứng xuất hiện nặng, các chị em nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tự ý mua thuốc điều trị. Cách tốt nhất là người mẹ nên nâng cao cảnh giác, phòng tránh bệnh trong suốt thai kì trước khi chúng xuất hiện.

Thanh Ngân

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường có tốt không, có hiệu quả thật không?”, “Bài thuốc sử dụng liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?”,… Để có được đáp án cho những vấn đề đó, mời mọi người lắng nghe chính phản hồi từ những người bệnh đã và đang sử dụng bài thuốc gia truyền này của dòng họ Đỗ Minh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *