Chữa bệnh viêm xoang mũi – Có rất nhiều cách [Cập nhật 2018]

Ngày nay chữa viêm xoang không còn là nỗi lo lắng của nhiều người, bởi việc chữa trị đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên xem thường mà hãy áp dụng ngay các cách điều trị viêm xoang sau đây, để loại bỏ các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Tóm lược nội dung bài viết

I.Bệnh viêm xoang mũi và kiến thức cần biết

  1. Nguyên nhân
  2. Triệu chứng
  3. Chẩn đoán
  4. Biến chứng

II.Phương pháp chữa viêm xoang mũi

  1. Dùng thuốc chữa viêm xoang
  2. Phẫu thuật chữa viêm xoang
  3. Chữa viê xoang bằng công nghệ xâm lấn tối thiểu DNR
  4. Chữa viêm xoang bằng Đông y

III.7 Cách chữa viêm xoang hiệu quả từ dân gian

I/ Bệnh viêm xoang mũi và kiến thức cần biết

Theo PGS.TS.Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung (Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM) cho biết: “Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm trùng. Đặc biệt, căn bệnh này thường xuất hiện nhiều khi thời tiết chuyển lạnh, thường vào mùa đông. Thông thường, các triệu chứng do viêm xoang gây ra khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, tác động xấu đến sức khỏe của người mắc phải bệnh.”

bác sĩ chữa viêm xoang
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung nói về bệnh viêm xoang mũi

1/ Nguyên nhân gây viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra khiến lớp niêm mạc xoang không hoạt động bình thường. Một số nguyên nhân cần nắm sau đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và có hướng phòng tránh bệnh hiệu quả.

# Do ảnh hưởng môi trường xấu

Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm xoang khá phổ biến hiện nay đó là do ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm. Khói, bụi, vi khuẩn,… có thể xâm nhập vào trong xoang mũi thông qua con đường hô hấp. Chính các lớp bụi bẩn này là yếu tố làm ứ đọng chất dịch nhầy và làm tắc nghẽn lỗ thông xoang. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển dẫn đến hiện tượng viêm xoang.

Nguyên nhân gây viêm xoang
Các nguyên nhân chính gây viêm xoang

# Do rối loạn chức năng tuyến nhầy trong mũi

Chức năng tuyến nhầy mũi bị rối loạn cũng chính là tác nhân gây bệnh viêm xoang. Bởi một khi tuyến nhầy bị rối loạn khả năng hoạt động, chức năng cản trở bụi bẩn, vi khuẩn vào trong xoang trở nên kém đi. Do đó, vi khuẩn có thể tấn công lớp màng nhầy và vào trong khoang, gây viêm.

# Do sức đề kháng cơ thể kém

Viêm xoang hay bị viêm các bộ phận khác một phần do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thần kinh thực vật, suy yếu niêm mạc đường hô hấp,… Chính vì vậy, cơ thể không đủ sức để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

# Do cơ địa dị ứng 

Một số bệnh nhân bị viêm xoang do cơ địa yếu nên rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với hóa chất hay bị dị ứng thực phẩm, phấn hoa. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng phù nề niêm mạc, lỗ thông xoang bị tắc nghẽn và gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, viêm xoang cũng xảy ra do tình trạng viêm mũi dị ứng hay nhiễm vi khuẩn kéo dài. Bên cạnh đó, vẹo vách ngăn, nhiễm trùng răng hàm trên hay bị sâu răng cũng gây viêm xoang.

2/ Triệu chứng của bệnh viêm xoang

Một số triệu chứng điển hình sau đây của cơ thể, chứng tỏ bạn đang mắc phải bệnh viêm xoang.

# Đau nhức

Hầu hết những ai mắc phải bệnh viêm xoang đều gặp phải triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang đó là đau nhức. Mỗi loại viêm xoang có những biểu hiện đau ở vi trí khác nhau. Chẳng hạn, người bị viêm xoang hàm thường cảm thấy đau nhức ở vùng má.

Đối với trường hợp đau xoang trán, người bệnh sẽ bị đau nhức ở hai vùng lông mày. Biểu hiện đau xoang trán này thể hiện rõ nhất là cơn đau xảy ra vào một khung giờ nhất định, thường 10 giờ sáng. Còn đối với trường hợp viêm xoang sàng trước nhức giữa 2 mắt. Đau xoang sàng sau, xoang bướm, bệnh nhân sẽ bị nhức trong sâu và nhức ở vùng gáy.

# Chảy dịch nước

Tùy thuộc vào vị trí viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra ngoài mũi hay chảy ngược vào vòm họng. Dịch nhầy sẽ chảy vào họng khi bạn bị viêm xoang sau và chảy ra phía mũi khi các bạn bị viêm xoang trước.

Dịch nhầy thường vướng mắc ở cổ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bởi lúc nào cũng phải khụt khịt mũi. Dựa vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà dịch nhầy có màu khác nhau. Cụ thể như, dịch có thể có màu trắng đục hay màu vàng nhạt, xanh và thường có mùi hôi.

Triệu chứng viêm xoang
Triệu chứng viêm xoang thường hay gặp

# Nghẹt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng không thể tránh khỏi của người bệnh viêm xoang. Đây được xem là triệu chứng vay mượn của mũi. Lỗ thông xoang bị bít tắc dẫn đến hiện tượng không khí thở ra, hít vào khó khăn. Người bệnh có thể bị nghẹt một bên phải hay bên trái hoặc cũng có khi bị nghẹt cả hai.

# Điếc mũi

Đây là tình trạng bệnh viêm xoang của bạn đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, lớp niêm mạc mũi bị phù nề nặng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh khứu giác. Chính vì vậy, bạn không thể ngửi được mùi gì dù chúng ở rất gần.

3/  Chẩn đoán bệnh viêm xoang

Có thể dựa vào các dấu hiệu mà cơ thể cảnh báo để có thể phát hiện viêm xoang. Tuy nhiên, sự can thiệp của các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

# Nội soi mũi

Bác sĩ sẽ kiểm tra trực quang bên trong mũi của bạn bằng cách đưa một đầu ống mỏng (ống nội soi) có gắn ánh sáng sợi quang vào mũi. Ống nội soi thường có đường kính 2,7mm hay 4mm có lắp kính phóng đại với độ nghiêng 0, 30 hay 70 độ. Trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch xylocain 5% + naphtazolin phun vào hốc mũi để gây tê.

# Chụp CT và MRI

Đây đều là các phương pháp chẩn đoán viêm xoang dựa vào việc quan sát và phân tích hình ảnh. Dựa vào hình ảnh ghi lại, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và xác định những yếu tố bất thường hoặc biến chứng xảy ra trong mũi. Biện pháp này giúp xác định viêm sâu hoặc các trở ngại mà nội soi không phát hiện được.

# Xét nghiệm dị ứng

Một số trường hợp sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm dị ứng, để kiểm tra tình trạng viêm xoang có phải do dị ứng gây ra hay không. Quá trình xét nghiệm này là không cần thiết đối với người bệnh bị viêm xoang mãn tính.

# Nuôi cấy mô

Khi tình trạng bệnh trở nên xấu đi, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm. Từ đó, giúp bạn xác định nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như viêm xoang do nhiễm trùng vi khuẩn.

4/ Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang thường gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Viêm dây thần kinh mắt, viêm phế quản, viêm họng, viêm màng não,… đều là các biến chứng nguy hiểm của bệnh, người bệnh chớ nên xem thường.

Một vài biến chứng phức tạp của bệnh viêm xoang sau đây:

# Viêm họng mãn tính

Khi bị viêm xoang mãn tính mủ sẽ liên tục chảy xuống cổ họng khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, đau họng,… Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như đầy hơi, ợ hơi, đánh trống ngực, nghẹt thở,…

# Biến chứng ở mắt

Mắt bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh nhất và rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm xoang gây ra. Bởi xung quanh mắt đều là các khu vực xoang như xoang sàng,  xoang bướm, xoàng trán,… Chính vì vậy, khi người bệnh bị viêm xoang sàng hay xoang trán,… thường dẫn đến quá trình viêm nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở mắt.

Một số biến chứng tại mắt như:

+ Viêm mô liên kết quanh hốc mắt: Đây là tình trạng thường gặp ở người viêm xoang cấp tính. Các biểu hiện thường gặp như bệnh nhân cảm thấy mắt bị đau nhức dữ dội và cơn đau xuyên lên đỉnh đầu. Lúc này, mi mắt người bệnh có thể bị sưng phù và gây khó khăn trong việc quan sát.

+ Viêm dây thần kinh thị giác: Viêm xoang gây ảnh hưởng đến thị giác người bệnh, khiến khả năng nhì bị hạn chế. Viêm dây thần kinh thị giác ảnh hưởng chủ yếu do viêm xoang bướm và xoang sau.

+ Áp – xe túi lệ: Biểu hiện thường gặp là góc trong mắt sưng và đỏ. Sau đó, lan rộng đến mi mắt và toàn bộ kết mạc kèm theo hiện tượng sốt, nhức mắt. Nếu mủ bị vỡ ra có thể hết nhức nhưng chúng sẽ tạo ra lỗ dò mạn tính sau này.

+ Áp – xe mắt: Hiện tượng này xảy ra do viêm xoang sàng, viêm xoang hàm hoặc viêm xoang trán. Mí mắt của người bệnh sẽ sưng to, đỏ và nóng, kết mạc xung huyết và sau 4 – 5 ngày, túi mủ sẽ tự vỡ.

Biến chứng viêm xoang
Những biến chứng viêm xoang điển hình

# Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là biến chứng của viêm xoang sàng và xoang hàm. Người bệnh thường không có bất kỳ dấu hiệu nào về đau đầu hay nghẹt mũi. Bên cạnh đó, bệnh nhân lại xuất hiện các biểu hiện như ho khan hay ho ra đờm có lẫn máu kèm theo triệu chứng sốt nhẹ về chiều và ăn không ngon miệng.

Thông thường, các biểu hiện này thường rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh lao. Tuy nhiên, khi tiến hành làm một số xét nghiệm như đờm, BCG test, chụp phổi,.. các biểu hiện đó không phải lao. Hơn thế nữa, nếu kiểm tra tai mũi họng sẽ thấy mủ ở khe giữa và chụp X – Quang Blondeau, bác sĩ sẽ thấy hình ảnh mờ xoang.

# Viêm màng não

Viêm màng não có thể tự phát hoặc xuất hiện sau khi phẫu thuật. Ngoài bệnh viêm màng não còn có thể viêm màng nhện. Đây là thể không gây sốt và không có sự thay đổi của dịch não tủy nhưng màng nhện và màng nuôi lại dính với nhau. Lúc này, chúng sẽ tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh và gây mờ mắt, đau nhức, ù tai,…

# Biến chứng đau nhức xương

Người bệnh cảm thấy đau nhức ở xương do hiện tượng viêm tắc mạch máu ở xương (nguyên nhân chủ yếu là do viêm xương hàm và viêm cốt thùy xương trán). Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị đau nhức ở vùng xương trán do bị sưng tấy rồi sau đó cơn đau lan rộng đến vùng xương thái dương rồi xương đỉnh.

# Đau nhức ở tai

Mũi, tai và miệng thường thông với nhau. Do đó, khi bị viêm xoang mãn tính, dịch mủ sẽ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng và đọng lại trên vòi tai. Thông qua hàng loạt hành động như hỉ mũi, khạc nhổ,… của người bệnh khiến mủ chảy lên hòm tia và gây viêm tai giữa. Nếu tình trạng này không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng tồi tệ hơn như điếc hoặc thủng màng nhĩ,…

II/ Có rất nhiều phương pháp chữa viêm xoang mũi ở thời điểm hiện tại

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa viêm xoang như điều trị bằng tây y, phẫu thuật hay các bài thuốc chữa viêm xoang từ đông y, dân gian…. Tất cả các phương pháp này đều nhằm mục đích điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

1/ Dùng các loại thuốc chữa viêm xoang

Thuốc Tây không chỉ dễ sử dụng mà còn là liệu pháp điều trị viêm xoang nhanh chóng, giúp khắc phục bệnh trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc chữa bệnh viêm xoang sau đây giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng đau.

# Thuốc kháng sinh

Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp tính do nhiễm virus thường không cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, để chắc chắn bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây biến chứng đối với sức khỏe, bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh một số loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong 10 – 14 ngày.

+ Amoxicillin (Amoxil), amoxicillin-clavulanate (Augmentin)

Đây là hai loại kháng sinh phổ biến được chỉ định trong việc chữa viêm xoang. Thông thường, Amoxicillin (Amoxil) được bác sĩ khuyến cáo sử dụng điều trị viêm xoang cấp tính và không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, amoxicillin-clavulanate (Augmentin) thường được bác sĩ kê toa nhiều hơn, bởi chúng có khă năng chống lại hầu hết tất cả loại vi khuẩn gây bệnh.

Nếu người bệnh điều trị viêm xoang 5 ngày với Amoxicillin (Amoxil) mà không khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang dùng amoxicillin-clavulanate (Augmentin). Nói chung, để thuốc phát huy tác dụng chữa viêm xoang giải quyết dứt điểm vi khuẩn gây nhiễm bệnh, người bệnh cần dùng kháng sinh ít nhất từ 10 – 14 ngày hoặc cũng có thể từ 14 – 21 ngày, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người khác nhau.

+ Penicillin, trimethoprim (Bactrim, Septra), clarithromycin (Biaxin), sulfamethoxazole ( Gantanol ),…

Đây đều là các loại thuốc kháng sinh cổ điển thường chỉ định dùng cho trẻ em mắc bệnh viêm xoang. Liều lượng và thời gian điều trị còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và yếu tố cơ địa của mỗi người.

Chữa viêm xoang bằng thuốc Tây
Thuốc tây giúp chữa viêm xoang hiệu quả

# Các loại thuốc làm giảm triệu chứng

Ngoài dùng thuốc kháng sinh, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng bệnh như sau.

+ Nước muối xịt mũi: Bạn sử dụng nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mũi hàng ngày, giúp làm loãng dịch mũi. Không chỉ dừng lại ở đó, nước muối giúp làm sạch mũi, loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra.

+ Thuốc chống viêm chứa Corticosteroids: Một số loại thuốc xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị viêm như budesonide (Rhinocort), mometasone (Nasonex), beclomethasone, fluticasone (Flonase, Veramyst),… Tuy nhiên, người bệnh nên dùng trong khoảng thời gian ngắn, hạn chế dùng lâu dài gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

+ Thuốc co mạch: Đây là các loại thuốc có sẵn ở dạng không kê đơn (OTC) và thuốc theo toa, thuốc xịt hoặc thuốc viên. Các loại thuốc này chỉ nên sử dụng vài ngày đối với bệnh nhân bị ngạt mũi. Không sử dụng dài ngày bởi dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc và gây tắc nghẽn lỗ thông xoang nghiêm trọng hơn.

+ Thuốc giảm đau OTC

Thuốc thông mũi và chất nhầy (hòa tan hoặc phân hủy chất nhầy như guaifenesin) hoặc thuốc giảm đau và sốt như acetaminophen, aspirin, ibuproten (Motrin IB, Advil,…). Các loại thuốc này thường dùng để điều trị viêm xoang cấp tính trong trường hợp nhiễm trùng xoang do vi khuẩn gây ra mà không sử dụng thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, trẻ em hay thanh thiếu niên cần thận trọng khi sử dụng thuốc aspirin. Đặc biệt trẻ em bị bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống như cảm cúm không nên dùng aspirin. Bởi điều này có thể gây hội chứng Reye hoặc gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ em.

2/ Chữa viêm xoang bằng cách phẫu thuật

Bệnh viêm xoang cấp tính không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng (mãn tính) và gây ra nhiều biến chứng phức tạp, người bệnh cần chữa viêm xoang bằng cách phẫu thuật, tránh bệnh tiến triển nhanh.

Bên cạnh đó, một số tình trạng viêm xoang do dị tật bẩm sinh ở xoang, bệnh nhân cần can thiệp của phẫu thuật để chấm dứt hoàn toàn hiện tượng viêm xoang. Ngoài ra, viêm xoang do nấm gây bít tắc cơ học của mũi xoang cũng cần tiến hành phẫu thuật kịp thời, tránh những biến chứng xấu của bệnh như sưng tấy mắt, giảm thị lực, thậm chí gây mù mắt,…

Có hai phương pháp phẫu thuật chính như mổ hở và nội soi. Hiện nay, các bác sĩ đều áp dụng phương pháp phẫu thuật với kỹ thuật nội soi, giúp lấy đi các vật gây tắc nghẽn lỗ thông xoang. Phương pháp này, giúp tăng khả năng hồi phục nhanh chóng cho người bệnh trong thời gian ngắn và không gây đau.

3/ Chữa viêm xoang bằng công nghệ xâm lấn tối thiểu DNR

Đây là phương pháp hiện đại giúp điều trị viêm xoang và các bệnh lý liên quan khác như viêm họng mãn, viêm mũi trên hoặc polyp mũi,…

Phương pháp xâm lấn thực hiện với cơ chế như sau, bác sĩ sẽ tiến hành đưa một miếng kính phóng đại vào mũi bệnh nhân để quan sát và phát hiện vùng viêm xoang. Sau khi xác định được vùng viêm xoang, bác sĩ sẽ dùng tia Plasma có nhiệt độ thấp chiếu vào nhằm ức chế khả năng hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp này giúp khắc phục được các nhược điểm của phương pháp truyền thống và không gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mũi. CHính vì vậy, khả năng hồi phục bệnh rất cao và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát trở lại.

4/ Cách chữa viêm xoang bằng Đông y

Người bệnh cũng có thể tìm đến giải pháp chữa viêm xoang bằng các bài thuốc đông y đơn giản và hiệu quả sau đây.

thuốc chữa viêm xoang
Đông y là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả khi điều trị viêm xoang

+ Bài thuốc kim ngân hoa: Đây là bài thuốc chữa viêm xoang được chiết xuất từ các loaij cây cỏ tự nhiên, hỗ trợ phục hồi nhanh các hiểu hiện viêm xoang như nghẹt mũi, chảy dịch,… Bên cạnh đó, thuốc chữa còn giúp giảm nhanh các triệu chứng mưng mủ gây đau đầu, sốt và giúp mát gan, giải độc.

Thuốc chữa viêm xoang bao gồm các thành phần như 16g ké đầu ngựa, kim ngân hoa 16g, hạ khô thảo 16g, mạch môn đông 12g, tân di 12g và thạch cao cùng 40g, hoàng cầm 12g.

Cách dùng: Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc và chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, giúp điều trị viêm xoang khá hiệu quả.

+ Bài thuốc Hoàng kỳ đơn: Nếu bạn bị viêm xoang dị ứng thì bài thuốc chữa viêm xoang này là sự lựa chọn đúng đắn. Thuốc không chỉ giúp giảm nhanh tình trạng chảy nước mũi thường xuyên mà còn giúp chữa trị đau đầu dữ dội tại vùng xoang hàm, xoang trán,…

Bài thuốc bao gồm 20g hà thủ ô, 12g mỗi loại bạch chỉ, 16g xuyên khung, 16g ké đầu ngựa, 12g bạch truật, 12g bạch thược, 16g hoàng kỳ, 8g bán hạn chế. Ngoài ra thêm một số vị như táo tàu, tế tân, phòng phong, ma hoàng mỗi vị 6g,…. và một số thảo mộc có lợi khác.

Cách dùng: Mỗi ngày bạn sắc một thang và chia đều ra uống trong ngày vào các buổi sáng, trưa và tối.

III/ 7 cách chữa viêm xoang hiệu quả từ dân gian có thể áp dụng

Bên cạnh các cách chữa viêm xoang nêu trên, ngày nay người bệnh thường có xu hướng chữa viêm xoang bằng các bài thuốc dân gian. Đây đều là các bài thuốc chữa viêm xoang được ông bà ta truyền lại nhưng hiệu quả không hề thua kém các phương pháp hiện đại mà lại khá an toàn với sức khỏe người sử dụng.

1/ Chữa viêm xoang bằng cây giao

Cây giao thuộc họ thầu dầu hay còn được gọi với tên vùng miền là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô,… Cây có màu xanh lục và khi bẻ cây chúng thường có mủ màu trắng chảy ra. Theo đông y, cây giao có vị chua, tính mát giúp giải độc và điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả.

Cách chữa viêm xoang như sau:

  • Bạn sử dụng khoảng 20 đốt cây giao rồi đem cắt và nghiền cho nát.
  • Tiếp đến, các bạn cho giao vào nồi đun sôi rồi sau đó dùng giấy cuộn thành ống dùng để hít hơi.
  • Sau 5- 7 lần hít qua đường mũi các bạn cũng nên hít qua miệng 2 – 3 lần.
  • Thời gian hít kéo dài ít nhất 5 – 10 phút và làm liên tục trong 3 – 5 ngày, để mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Lưu ý:

  • Trong quá trình đun cây giao, các bạn nên cẩn thận tránh trường hợp nước bắn vào mắt gây nguy hiểm.
  • Bạn nên tiến hành xông hơi ngay khi nước còn bốc hơi, bởi lúc đó mủ giao còn đậm đặc sẽ mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn.
  • Ngoài ra, cây giao có chứa độc tính. Do đó, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng biện pháp này để chữa viêm xoang, tránh những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi.

2/ Điều trị viêm xoang bằng cây cỏ hôi (cứt lợn)

Cây cỏ hôi có tính mát, vị cay và hơi đắng, có công dụng giải độc và tiêu sưng. Bên cạnh đó, người xưa thường dùng cây cỏ này để chữa các bệnh do cảm lạnh, viêm đường tiết niệu và rong kinh,…

Theo y khoa ngày nay, cây cỏ hôi có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống phù nề, giúp chữa viêm xoang tuyệt vời.

Chữa viêm xoang bằng cây cỏ hôi
Mẹo hay chữa viêm xoang từ cây cỏ hội

Tiến hành chữa viêm xoang với các thao tác đơn giản sau:

  • Người bệnh sử dụng 100g lá cây cỏ hôi và 10g lá chanh với 50g lá long não.
  • Đem tất cả vị thuốc này rửa sạch và sắc chung với 300ml nước sao cho khô còn 100ml.
  • Dùng nước này xông mũi, mỗi ngày xông 2 – 3 lần và làm liên tiếp từ 7 – 10 ngày để có kết quả tốt.

3/  Chữa viêm xoang bằng tỏi

Tỏi không chỉ được biết đến như một loại gia vị sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Chúng được xem như vị thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm.

Cách thực hiện như sau:

Các bạn sử dụng vài tép tỏi đem đập nhỏ và cho một ít nước vào. Sau khi làm sạch vùng mũi, bạn dùng tăm bông thấm nước ép tỏi này thoa lên vùng mũi bị đau nhức rồi sau đó xì mũi và lau thật sạch.

Tỏi có tính acid mạnh nên có thể gây dị ứng niêm mạc mũi. Do đó, các bạn nên nhớ pha loãng dịch ép ra trước khi tiến hành điều trị.

4/  Mẹo chữa viêm xoang bằng hạt Gấc

Trong cuốn sách “Những cây thuốc thông thường” của Tiến Sĩ Võ Văn Chi có chỉ ra: ” Gạt gấc có màu vàng, tính ôn, vị đắng tác dụng trực tiếp vào hai kin can và đại tràng hỗ trợ điều trị mụn, nhọt, các vết lở loét,…

Theo y học hiện đại, hạt gấc chứa 16,6% chất protit (đạm), 2,8% xenluloza, 55,3% chất lipít (béo), 2,9% chất vô cơ, 11,7% chất khoáng, tanin, 2,9% đường và một số thành phần khác.

Nhờ những thành phần đặc trưng này, hạt gấc được sử dụng như một bài thuốc chữa viêm xoang cực kỳ đơn giản, được nhiều người áp dụng.

Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị 20 – 25 hạt gấc rồi đem nướng trên bếp cho đen phần vỏ.
  • Tiếp đến, các bạn đem hạt gấc đi giã nhỏ và ngâm chung với rượu theo lượng vừa phải.
  • Ngâm hạt gấc đã giã nát trong rượu hai ngày có thể sử dụng điều trị viêm xoang được.

Cách dùng: 

Các bạn dùng tăm bông thắm dung dịch rượu và gấc rồi thoa lên vùng mũi bị bệnh trong vòng 3 phút. Sau đó, bạn hỉ mũi và lau thật sạch, giúp giảm viêm và hạn chế tình trạng sưng phù,…

Lưu ý: Hạt gấc có tính độc theo sự nhận định của đông y. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng để điều trị ngoài da và không nên dùng để trị liệu trong. Đồng thời, để giảm thiểu bớt độc tính, bệnh nhân cần dùng lửa để chuyển hóa, giảm bớt độc.

5/ Chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý

Bạn có thể tự chữa khỏi viêm xoang ngay tại nhà bằng sử dụng nước muối sinh lý. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý chẳng những giúp làm sạch hố mũi, loại bỏ bụi và vi khuẩn bám dính trong hốc mũi. Phương pháp xử lý này còn giúp phục hồi chức năng vận chuyển của niêm mạc xoang mũi, giúp các biểu hiện nghẹt mũi, đau đầu thuyên giảm rõ rệt.

Chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý
Hướng dẫn điều trị viêm xoang bằng nước muối sinh lý

Cách làm như sau:

Bạn cho nước muối sinh lý ấm vào một bình xịt và nghiêng một góc 45 độ, nín thở và nhỏ nước muối sinh lý vào bên mũi. Lúc này, nước muối sinh lý sẽ tự động chảy vào bên mũi thấp, các bạn chỉ cần xì nhẹ cho nước chảy ra ngoài và đổi bên. Áp dụng cách này mỗi ngày, bệnh viêm xoang của bạn sẽ mau chóng hồi phục.

6/ Thuốc trị viêm xoang từ mật ong

Mật ong chứa các thành phần tuyệt vời giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm xoang và giúp các tổn thương trong niêm mạc mũi lành lại nhanh chóng.

Cách làm: 

  • Các bạn chỉ cần sử dụng mật ong trộn chung với dịch ép tỏi.
  • Sau khi vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, bạn dùng bông thắm hỗn hợp này thoa lên vùng mũi bị đau.
  • Để dung dịch này trong mũi khoảng 1 tiếng rồi lau thật sạch.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày giúp chữa viêm xoang hiệu quả.

7/ Chữa viêm xoang bằng tinh dầu bạch đàn

Đây là cách chữa viêm xoang đơn giản và dễ thực hiện nhất. Các bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu bạch đàn vào một chiếc bát có chứa nước nóng. Sau đó, tiến hành xông hơi bằng cách dùng khăn trùm đầu che kín đầu và hít hơi nước bốc lên. Thực hiện cách này sẽ giúp các chất nhầy trong mũi thông thoáng, tránh tình trạng nghẹt mũi.

Đánh giá: 

Dựa vào các phương pháp chữa viêm xoang, ta có thể đưa ra kết luận: thuốc tây y có tác dụng điều trị viêm xoang cấp tính trong khoảng thời gian ngắn và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Còn đối với thuốc đông y, có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh viêm xoang mãn tính dùng điều trị trong thời gian dài. Trường hợp, bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên, giúp giảm thiểu biểu hiện do bệnh gây ra một cách nhanh chóng.

Trên đây là các cách chữa viêm xoang mới nhất, mỗi cách điều trị đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Bên cạnh đó, hiệu quả mà thuốc mang lại còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ bệnh của từng người. Do đó, để có kết quả điều trị viêm xoang tốt nhất, người bệnh cần tiến hành thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tổng hợp: Bảo An

Có thể bạn quan tâm: 3 cách điều trị bệnh viêm xoang trán phổ biến hiện nay

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường có tốt không, có hiệu quả thật không?”, “Bài thuốc sử dụng liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?”,… Để có được đáp án cho những vấn đề đó, mời mọi người lắng nghe chính phản hồi từ những người bệnh đã và đang sử dụng bài thuốc gia truyền này của dòng họ Đỗ Minh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *