7 bài thuốc dân gian chữa viêm xoang “lưu truyền từ ngàn xưa”
Từ xa xưa, khi chưa có sự xuất hiện của các loại thuốc Tây y cũng như sự can thiệp của ngoại khoa như bây giờ, tổ tiên chúng ta cũng tự dùng những bài thuốc dân gian để chữa viêm xoang, chẳng những hiệu quả mà còn an toàn và rất thân thiện với môi trường.
Trao đổi với chúng tôi, lương y Nguyễn Văn Minh cho biết: “Theo quan điểm của Đông y giải pháp của bệnh viêm xoang phải dựa trên cơ sở cân bằng âm dương, mặt khác còn phải nâng cao chính khí, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui đi, ngoại tà không xâm nhập được, do vậy bệnh khỏi không tái phát.”
Dưới đây là 7 bài thuốc mà chúng tôi đã tìm kiếm và tổng hợp dựa trên hướng dẫn và giải thích của lương y Nguyễn Văn Minh – phòng thuốc y học cổ truyền Văn Minh ( Huyền Trân Công Chúa – Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
I. Chữa viêm xoang theo phương pháp dân gian có hiệu quả?
Theo lương y Nguyễn Văn Minh cho biết: “Nguyên nhân của viêm xoang là do can hỏa, thận âm hư, phế nhiệt dẫn tới ngoài tà khí xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh. Can mộc sinh phế kim (gan nóng gây nhiệt). Thận hư gây mất cân bằng âm dương, hoa vượng gây nhiệt độc tích tụ làm cho tiêu hao chính khí dẫn đến không chống lại được tà khí xâm nhập, dẫn đến bệnh viêm xoang.”
Chị Sương (phóng viên, sống tại Gò Vấp) cho biết chị bị viêm xoang day dẳng đeo bám trong 4 năm, chị đã áp dụng đủ mọi phương pháp điều trị từ nội soi, hút chọc xoang đến cấy chỉ nhưng bệnh của chị vẫn được bác sỹ chẩn đoán là viêm xoang mãn tính.
Sau nhiều lần thất vọng, chán nản, cũng cũng đã tự mình quyết định quay về với các bài thuốc chữa trị bệnh viêm xoang lưu truyền trong dân gian từ ngàn năm nay. Điều ngạc nhiên là chị cảm thấy triệu chứng của mình giảm hẳn, không thấy khó chịu, chị cho biết chị thấy chị đã thật sự đúng đắn khi đi kiểm tra lại bác sỹ cho biết chị không còn dấu hiệu của viêm xoang nữa.
Rất nhiều người đã thử và thành công khi áp dụng các phương pháp dân gian để chữa trị viêm xoang, còn bạn thì sao? Hãy nhanh tay đọc và ghi nhớ từng chi tiết trong bài viết này nhé.
II. Bài thuốc chữa viêm xoang lưu truyền từ ngàn đời
Đông y “trị vị bệnh” có nghĩa là trị bệnh từ nguồn gốc, nguyên căn hình thành căn bệnh, trong khi Tây y chủ yếu là nhằm vào các triệu chứng của bệnh mà chữa trị nên không thể chữa trị chuyên sâu, tận gốc rễ.
Vì vậy, khi người bệnh chữa trị bằng Tây y thường thấy kết quả ngay lập tức, dừng ngay các dấu hiệu của bệnh tật, dẫn đến chủ quan. Còn theo Đông y các triệu chứng khởi sắc dần dần, và sẽ khỏi dứt điểm, không tái đi tái lại nhiều lần. Do vậy, ngày nay xu hướng dùng thuốc Đông y ngày càng được mọi người trọng dụng và phát huy hết tất cả cồn hiệu mà nó vốn cáo.
Theo sách Nam dược thần hiệu của lương y Tuệ Tĩnh, soạn vào thế kỷ 14 triều nhà Trần có trích 7 phương thuốc quý chữa bệnh viêm xoang rất hữu dụng. Tôi tin chắc rằng những phương thuốc này sẽ giúp người bị viêm xoang lành bệnh nhanh chóng và không còn thấy bệnh quay trở lại nữa.
#1. Bài thuốc thứ nhất: Chữa viêm xoang bằng cây giao
Cây giao hay cây kim giao còn được gọi là cây xương khô có tên khoa học là Euphorbia tirucalli lad loài thực vật có hoa.Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường có thể dùng làm hàng rào và vị thuốc chữa bệnh viêm xoang.
Cây thường cao khoảng 1 mét đến 1,5 mét, là cây thuộc họ xương rồng, cây giao không có gai, có nhiều nhánh nhỏ như hình những chiếc đũa gắn lại với nhau nhìn rất giống xương cá, cây có nhiều nhựa trắng.
Theo sách Nam hiệu thần dược nói: cây giao có vị chua, có tính sát trùng, khử phong, tiêu độc, giải ngứa. Nhựa cây hơi độc, có tính sát trùng rất mạnh, thường dùng bôi ngoài da chứ không nên dùng trong.
Về tác dụng chữa bệnh viêm xoang ta có thể thực hiện như sau:
Cần chuẩn bị:
- Một cái ấm nước nhỏ nhôm, sành đều được nhưng phải có vòi (nhưng không nên dùng ấm nấu nước hay trà dùng hàng ngày, vì nhựa cây giao có tính độc nhẹ, không nên dùng uống).
- Một bó cây giao, từ 10 đến 20 đốt cây, rửa sạch bụi bẩn.
- Một ống tre nhỏ sao cho đường kính ống vừa với miệng vòi của bình, dài khoảng 5 tất (cm), nếu không có ống tre có thể tự làm ống dẫn giấy bằng cách cuộn nhiều tờ giấy A4 lại thành hình ống rồi dán băng keo lại, cũng phải dài 5 tất, không được ngắn hơn vì hơi bốc lên nhiều sẽ gây bỏng da, còn nếu ống quá dài lại không thể hít hơi đủ mạnh.
- Lưu ý tuyệt đối không dùng ống nhựa, vì ống nhựa dễ nóng chảy và chất cao su không tốt cho người bệnh.
Cách xông hơi cây giao chữa bệnh viêm xoang như sau:
- Cho 10 đến 20 đốt cây giao đã được rửa sạch cắt nhỏ (cỡ 1 lóng tay), nên cắt cây giao ngay trên miệng ấm, để cho phần nhựa cây chảy vào ấm càng tốt, tuy nhiên nên tránh va vào mắt hay miệng.
- Cho vào ấm khoảng 1 chén nước, sao cho mặt nước xăm xấp với cây giao là được, không nên cho quá nhiều nước làm loãng tinh chất từ cây giao.
- Đặt ấm lên bếp, vặn lửa lớn, đun sôi. Đến khi nước sôi, hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực độ, canh sao cho đủ hơi xông ra từ vòi ấm là được.
- Lấy ống trẻ hoặc ống giấy đã chuẩn bị sẵn, đưa một đầu vào vòi ấm, đầu còn lại đưa vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể là 10 đến 15 phút, nếu có thời gian có thể xông hơi đến 30 phút hoặc 50 phút đều được.
- Nước cây giao sau lần xông thứ nhất có thể để dành lại sử dụng cho lần tiếp theo, chỉ cần cho thêm vài đốt cây giao và lượng nước vừa đủ là được, thường là hai lần trong một ngày. Tuy nhiên nên giữ về xinh cẩn thận.
- Bình thường chỉ sau 2 – 3 ngày xông sẽ thấy thuyên giảm rõ rêt.
Lưu ý:
- Nên xông ngay từ khi nước bắt đầu bốc hơi, để tận dụng chất nhựa đậm đặc, tác dụng sẽ nhanh hơn. Vì hơi xông ra rất nóng vì thế người bệnh nên hít thở đều đặn, khi thấy nóng quá có thể xoay mặt ra ngoài một lát, rồi quay trở vào.
- Không dùng cách xông cây giao chữa bệnh viêm xoang đối với phụ nữa mang thai.
#2. Bài thuốc thứ hai: Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc.
Hoa ngũ sắc hay còn gọi vơi tên dân gian là hoa cứt lợn, cây cỏ hôi tên hoa học là Ageratum conyzoides là một loài cây họ Cúc. Thân cây nhỏ, nhiều lông, cao khoảng 25 cm đến 50 cm, thường mọc hoang ở khắp nơi. Lá thường mọc đối xứng hai bên thân, có răng cưa, hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhạt màu hơn. Hoa nhỏ màu tím xanh, quả màu đen.
Theo Đông y, cây hoa nhũ sắc có vị cay, đắng, tính mát, vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm tâm bào, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn.
Trong cây có hàm lượng tinh dâu khá cao, chủ yếu là có chứa cadiene, caroyophyllen khoảng 0,16% là tinh dầu đậm đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu.
Giống cây này rất dễ sống,có thể mọc hoang mà không cần chăm sóc, phát triển tốt ở mọi loại đất. Tuy mọc hoang là thế, nhưng ít người biết, cây ngũ sắc lại lá vị thuốc chữa bệnh viêm xoang cực kỳ hiệu quả mà còn tiết kiệm.
Là giống cây mọc hoang ngoài vườn, dễ tìm kiếm nên bài thuốc chữa bệnh viêm xoang từ cây ngũ sắc được nhiều người áp dụng và thanh công.
Dưới đây là cách thực hiện dùng cây ngủ sắc chữa viêm xoang:
- Trước tiên, cần chuẩn bị một nắm lá cây ngũ sắc tươi, rửa sạch, để ráo nước. Lưu ý ở bước này là cần rửa thật sạch vì loài hoa này thường mọc ở bờ ruộng hoặc bãi đất nên thường dễ nhiễm đất cát và thuốc trừ sâu, có thể chứa mầm bệnh.
- Sau đó, mang đi giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông gòn. Nếu không có nhiều loại cây này có thể pha thêm rượu 70 độ
- Dùng bông này nhét vào lỗ mũi khoảng 15 đến 20 phút. Bông thuốc sẽ giúp hút dịch mũ trong xoang ra ngoài, làm thông thoáng khoang mũi.
- Sau khi rút bông ra, người bệnh xì nhẹ nhàng để dịch mủ trong mũi, xoang chảy ra hết bên ngoài. Lưu ý là tránh xì mạnh, vì trong lúc đó, mủ chảy từ trong xoang mũi có thể chảy qua đường nối giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
- Mỗi ngày thực hiện 2 đến 3 lần, liên tục trong 1 tháng sẽ thấy dấu hiệu chấm dứt.
Lưu ý: Do hoa ngũ sắc ngoài tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng tiết nên khi dùng người bệnh có thể cảm thấy nóng rat nhẹ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Nhờ vậy mà những dịch mủ xanh, mủ vàng còn tồn đọng trong xoang mũi được thải ra ngoài.
#3. Bài thuốc thứ ba: Chữa viêm xoang hiệu quả từ cây hoàng bá
Hoàng bá hay có tên khoa học là Phellodendron amurense là một loại thực vật có hoa. Hoàng bá là cây thân gỗ to, sống lâu năm, cao từ 10 đến 17 mét hoăc có thể cao hơn, lá rụng hàng năm. Vỏ thân dày, mặt ngoài sần sùi, màu xám, mặt trong màu vàng chanh. Cành non thường màu tím. Lá kép mọc đối nhau, gồm 5 đến 13 lá chét dày, hình trúng thuôn hoặc hình bầu dục, mặt lá màu lục sậm, ở giữa có gân, mặt dưới nhạt có lông mềm phân bố đều.
Hoa mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành, mọc thành chùy dài từ 5 đến 8 cm, màu vàng lục hoặc vàng nhạt. Quả hình cầu, khi chín thì màu đen, có 2 đến 5 hạt cứng bên trong.
Cây mọc chủ yếu ở khu vực Đông và Đông Bắc Á gồm Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam cây thường phổ biến ở Sapa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Tam Đảo ( Vĩnh Phúc), Bá Thước (Thanh Hóa).
Theo Đông y: Hoàng bá có tính vị, quy kinh, vị đắng, tính hàn có tác dụng kháng khuẩn hạ huyết áp. Ngoài ra tinh chất chiết xuất từ quả hoàng bá có tác dụng long đờm, có thể chữa được tiêu chảy, mắt xung đỏ,… đặc biệt là công dụng chữa viêm xoang vô cùng hiệu quả.
Chữa bệnh viêm xoang từ cây hoàng bá như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau: 500 gram hoàng bá và 2,5 lít nước.
Cách thực hiên:
- Dùng 500 gram hoàng bá đêm rửa sạch nấu soi với 2,5 lít nước thành dạng cao lỏng.
- Để điều trị viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang mũi nhiễm khuẩn cấp tính và mạn tính thì sử dụng dung dịch trên pha loãng 30% ( 3 phần cao lỏng hoàng bá, 7 phần nước) bơm rửa mũi, khoang mũi xoang từ 3 đến 4 lần một ngày
- Phương pháo này đã điều trị khỏi cho rất nhiều bệnh nhân, một số khác đỡ và giảm hẳn các triệu chứng gây khó chịu. Vì đây là phương thuốc dân gian nên tác dụng còn tùy thuộc vào sự kiên trì và cơ địa của mỗi người mà bệnh nhanh khỏi hay chậm khỏi.
Cách thực hiện: Dùng 500gam hoàng bá đem nấu sôi thành dạng lỏng với 2,5 lít nước. Để điều trị bệnh viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang nhiễm khuẩn cấp và mãn tính sử dụng dung dịch pha loãng cao lỏng hoàng bá (30%) bơm rửa mũi, khoang xoang mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Phương pháp này đã điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân và một số bệnh nhân đỡ và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang.
Lưu ý: Tác dụng của bài thuốc có thể sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người dùng.
#4. Bài thuốc thứ tư: Chữa viêm xoang bằng tỏi tươi
Tỏi có tên khoa học là Alliujm sativum là một loại thực vật họ Hành được sử dụng như là ia vị, vị thuốc. Tỏi là một gia vị dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng.
Nhắc đến tỏi thì không ai còn thấy xa lạ nữa, với nguồn gốc tự nhiên, tỏi vốn là loại gia vị làm tăng thêm hương vị cho món ăn hàng ngày. Tuy nhiên từ xa xưa người ta cũng đã về dược tính cũng như sử dụng tỏi như một vị thuốc để chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó nổi bậc là bệnh viêm xoang.
Trông tỏi chứa một lượng lớn chất allin, fitonxit,… chất allin được coi như một thành phần tự nhiên kháng khuẩn mạnh mẽ, có khả năng diệt nấm, giúp kháng khuẩn, kháng viêm và loại bỏ virus. Vì vậy, dùng tỏi hằng ngày là một cách đơn giản để có sức khỏe tốt và tránh xa các tác nhân gây bệnh.
Các nhà khoa học đánh giá rằng, dùng tỏi điều trị viêm xoang là phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả cho người bệnh, vừa đơn giản lại tiết kiệm chi phí.
Có 3 cách dùng tỏi chữa bệnh viêm xoang phổ biến hiện này là:
Cách một: Kết hợp tỏi với mật ong:
- Lấy 1 đến 2 củ tỏi bóc sạch vỏ trắng bên ngoài sau đó giã nhuyễn, lọc bỏ bã, thu lấy nước cốt, kế đến cho mật ong vào theo tỉ lệ 2:1, 2 phần nước ép tỏi – 1 phần mật ong. Trộn đều hỗn hợp.
- Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ thì người bệnh nhúng một miếng bông gòn vừa phải vào hỗn hợp nước cốt tỏi mật ong rồi nhét vào hốc mũi. Cảm giác đầu tiên là rát bỏng, khó chịu trong khoang mũi, nhưng một lúc sau sẽ cảm thấy dần và mất hẳn cảm giác khó chịu, thay vào đó và cảm giác thông thoáng dễ chịu.
- Kiên trì 2 -3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất.
Cách hai: Ăn tỏi trực tiếp
- Không cần mất thời gian chế biến cầu kì, người bệnh chỉ cần bóc vỏ tỏi, rửa sạch, để ráo và ăn trực tiếp để chữa bệnh viêm xoang. Hàng ngày dùng đều đặn 3 – 4 tép người bệnh có thể cảm thấy triệu chứng viêm xoang được cải thiên.
- Hoặc nếu người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn tỏi sống thì có thể dùng xào rau hay giã nát pha với nước ấm uống đều được.
- Theo thống kê, áp dụng cách này từ 3 đến 5 tháng bệnh viêm xoang dẽ khỏi hoàn toàn.
Cách ba: Ngâm rượu tỏi:
- Một cách khác chữa viêm xoang từ tỏi là ngâm rượu tỏi để dùng hàng ngày. Chỉ cần khoảng 200g tỏi cung 300ml rượi 50 độ là chúng ta có thể ngâm được một bình rượu tỏi để sử dụng.
- Tỏi sau khi được bóc vỏ, đem đi rửa sạch rồi thái mỏng, sau đó cho vào rượu ngâm để nơi mát mẻ, sau 10 ngày rượu chuyển sang vàng nghệ thì có thể uống được.
- Mỗi ngày nhỏ khoảng 1 đến 2 giọt vào mũi rồi xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 5 phút thì xì nhẹ mũi để chất mủ và dịch vàng trong mũi chảy ra bên ngoài. Bằng cách này người bệnh sẽ thấy hốc mũi thông thoáng hơn rất nhiều.
Thông tin thêm: Chữa trị viêm xoang bằng tỏi có hiệu quả không?
#5. Bài thuốc thứ năm: Bài thuốc chữa viêm xoang hữu hiệu từ lá chanh
Chanh hay chanh ta tên khoa học là Citrus aurantiflolia, sở dĩ gọi như vậy là để phân biệt với chanh tây, quả lớn khi chín có màu vàng cam. Chanh ta là cây họ bụi, cao khoảng 5 mét với nhiều gai, được trồng phổ biến trong vườn nhà, la hình trứng, dài khoảng 2,5 đến 9 cm, nhìn qua thoạt nhìn giống lá cam. Hoa chanh màu trắng hơi ngả sang vàng, gân màu tím rất nhạt. Cây ra hoa và kết trái quanh năm, nhiều nhất là từ tháng 5 đến tháng 9.
Theo Đông y chanh có vị chua ngọt, tính bình. La chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt,…Tinh chất có trong lá chanh chống lại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh xoang.
Chữa viêm xoang bằng lá chanh như sau: Dùng lá chanh tươi hoặc khô đều được, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước phần nước và sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày giúp thông mũi, thông họng, và hạn chế chất nhầy.
Lá chanh là một trong những phương thức cứu trợ viêm xoang tuyệt vời mà đơn giản bạn có thể thử qua.
#6. Bài thuốc thứ sáu: Chữa viêm xoang bằng 25 hạt gấc
Gấc tên có khoa học là Momordica cochinchinesis là một loại trái cây thuộc khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á nhiều nhất là ở lan, Việt Nam. Quả của nó được dùng rộng rãi trong ẩm thực và y học.
Gấc là loại cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng. Đây là loại cây đơn tính khác gốc, tức là cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc eo khỏe, chiều dài thân có thể đến 15 mét, lá gấc nhẵn, hoa có sắc vàng nhạt, quả hình tròn màu đỏ cam sậm, đường kính khoảng 15 đến 20 cm.
Hạt gấc hay còn gọi là Mộc Miết Tử theo cách gọi của Đông y, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc có màu vàng.
Với bệnh viêm xoang thì hạt gấc chính là liệu pháp mà bạn tìm kiếm bấy lâu nay. Hạt gấc đã chữa khỏi cho hàng ngàn người và có 70% tác dụng làm giảm triệu chứng ngay từ lần đầu tiên sử dụng.
Bài thuốc này được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 20 đến 25 hạt gấc, sau đó đem nướng sém đen toàn bộ số hạt gấc trên, rồi đem giã nhỏ (lưu ý là lấy toàn bộ không bỏ phần vỏ)
- Tiếp theo đem phần đã giã nhỏ trên đi ngâm rượu 40 độ, cứ 25 hạt gấc thì ngâm với 1 lít rượu. Ngâm trong 2 ngày liền, ủ ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp để hạt gấc phát huy hết công hiệu.
- Cách cùng như sau: Người bệnh dùng tăm bông thấm dung dịch trên và bôi lên sống mũi, để yên trong 3 phút để dung dịch ngấm vào. Sau đó người bệnh sẽ thấy dịch viêm mủ chạy ra thì người bệnh xì nhẹ mũi để dịch mủ chảy ra hết.
Chú ý: Hạt gấc mặc dù là Đông dược quý nhưng cũng có độc tính, nên không dùng hạt gấc để uống trong mà chỉ nên bôi ngoài và phải nướng qua lửa để hạn chế đọc tính. Vì vậy khi dùng dung dịch rượu hạt gấc để chữa viêm xoang tuyệt đối không nên bôi vào bên trong niêm mạc mũi mà chỉ nên bôi bên ngoài sống mũi.
#7. Bài thuốc thứ bảy: Chữa viêm xoang bằng cây cỏ the
Cỏ the hay cây thuốc mộng, cúc hoa tên khoa học là Centipeda minima thuộc họ Cúc. Cỏ the là cây thảo mộc, mọc hàng năm, thân cao khoảng 5 đến 20 cm, cành hoa sát mặt đất, ngọn trắng nhạt, lá nhỏ, mọc so le, có khía ở 2 bên mép. Hoa hình đầu tròn, màu vàng nhạt, mọc ở ngọn, hay hai bên nách lá, xung quanh hoa là những lá rất nhỏ.
Cây cỏ the thường mọc ở các nước Đông Dương, mọc hoang ở bờ ruộng ẩm, phổ biến sau vụ gặt, thường vào tháng giêng. Thu hái toàn cây vào màu khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô đều được.
Thân cây cỏ the có mùi hôi nhe do tinh dầu và một số chất khác. Theo Đông y cây cỏ the có vị đắng, ít tan trong nước lã, tan nhiều trong nước nóng, tan nhanh trong cồn. Tinh dầu cây cỏ the chủ yếu lá tarasterol có tác dụng thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu thũng, tiêu viêm.
Vì vậy, cỏ the được coi là có công dụng chữa trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng mang lại hiệu quả khá cao. Để thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng do bệnh viêm xoang, người bệnh có thể áp dụng theo 3 cách sau:
- Cách một: Lấy 1 nắm cây cỏ the (khoảng 100 gram), rửa sạch sau đó ngâm với nước muối, vò nát, rồi sau đó đêm nhét vào từng bên lỗ mũi. Mỗi bên khoảng 30 phút. Sau đó xì nhẹ mũi kết hợp xoa bóp để các dịch mủ chảy ra. Ngày áp dụng 2 lần để có kết quả tốt nhất.
- Cách hai: Lấy một nắm tay (khoảng 100 gram) cây cỏ the rửa sạch rồi đem phơi khô, nghiềm thành bột nhỏ. Mỗi lần dùng, người bệnh lấy một ít bột đem thổi vào từng lỗ mũi. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn. Hoặc dùng bông gòn thấm vào nước muối sinh lý sau đó lăn vào bột cỏ the rồi nhét vào mũi, để yên trong 30 phút. Mỗi ngày thực hiện một lần.
- Cách ba: Lấy cây cỏ the lượng vừa đủ rôi sắc đặc thành dạng cao, sau đó lấy bông gòn thấm cao này rồi nhét vào mũi, để trong 1 giờ. Thực hiên ngày một lần sau một tháng sẽ có hiệu quả bất ngờ.
Trên đây là một vài chia sẻ và cách chữa bệnh viêm xoang được đúc kết từ ngàn xưa còn lưu truyền đến ngày nay mà bạn có thể áp dụng để chữa khỏi bệnh nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm.
Lâm Vũ Linh
Có thể bạn cũng quan tâm: Bí quyết chữa viêm xoang bằng nước muối không tốn một xu
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!