Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng [Tổng hợp]

Ngứa mũi, chảy nước mũi là triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên nếu không có kiến thức khoa học nào thì người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng khác.

Theo bác sĩ Ngọc, đang làm việc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương TPHCM cho biết: “Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể khi bị chất lạ xâm nhập vào đường hô hấp. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên. Phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên tạo ra chất Histamin – một chất gây bệnh viêm mũi dị ứng”.

triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
Phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên tạo ra Histamin – một chất gây bệnh viêm mũi dị ứng

I. 9 triệu chứng của viêm mũi dị ứng hay gặp

Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc cho rằng: Hiện tượng viêm mũi dị ứng biểu hiện khi dị nguyên xung đột với kháng thể. Những dị nguyên thường gặp gồm: môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, ảnh hưởng thuốc gây tê, gây mê, kháng sinh, bụi, khói thuốc lá, hóa chất, mỹ phẩm…

Dù là nguyên nhân nào thì những người mắc viêm mũi dị ứng đều bắt gặp các triệu chứng sau:

dấu hiệu viêm mũi dị ứng
9 dấu hiệu chứng tỏ bạn bị viêm mũi dị ứng

1. Hắt hơi

Khi có vật lạ đi vào trong đường thở, cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên là hắt hơi để đẩy vật lạ ra ngoài. Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sẽ hắt hơi liên tục.

2. Ngứa mũi

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của viêm mũi dị ứng đó là cảm giác ngứa  mũi.. BS Ngọc giải thích: Sở dĩ viêm mũi dị ứng gây ngứa mũi là do các dị nguyên gây dị ứng kích thích niêm mạc mũi làm hệ thống miễn dịch giải phóng ra chất trung gian kháng histamin, chính chất này gây ngứa mũi, hắt xì hơi, mẩn đỏ và tổn thương sưng phù niêm mạc và da. Tùy cơ địa mỗi người mà bạn sẽ có cảm giác ngứa mũi trong vài giờ hoặc cho đến khi khỏi bệnh.

3. Sổ mũi

Sổ mũi cũng là một trong những triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Thông thường, dịch nhầy được sản sinh để ngăn chặn phấn hoa, bụi bẩn, vi rút xâm nhập. Tuy nhiên, khi bị viêm mũi dị ứng, dịch nhầy sản sinh quá nhiều, chảy 2 bên, có màu trong suốt và không có mùi.

4. Nghẹt mũi

Đây cũng là một trong những triệu chứng đặc trưng khi bị viêm mũi dị ứng. Do nước mũi chảy nhiều và niêm mạc bị phù nề gây nên hiện tượng ngạt mũi. Người bệnh sẽ thấy nghẹt một bên hoặc cả hai bên, phải thở bằng miệng. Khi nằm triệu chứng nặng hơn và giảm khi vận động nhiều.

5. Đau họng

Các cơ quan tai mũi họng có liên hệ mất thiết với nhau. Khi bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng, lúc này vi khuẩn tồn tại trong môi trường chưa được lọc sạch sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc họng gây đau họng, viêm họng, viêm phế quản…

6. Ngứa mắt, chảy nước mắt

Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên vừa kể trên, lúc này cơ thể sẽ tăng cường giải pháp histamine. Nồng độ histamine trong máu và đặc biệt là ở niêm mạc mũi gây nên tình trạng ngứa mũi, ngứa lan vào các xoang, mắt gây ngứa mắt, chảy nước mắt.

7. Quần thâm dưới mắt

Đây là dấu hiệu ít ai ngờ đến nhất. Khi bị viêm mũi dị ứng, các mạch máu quanh mắt có thể bị sung huyết dẫn tới máu lưu thông gây quầng thâm quanh mắt và bọng mắt.

8. Đau đầu

Viêm mũi dị ứng đi kèm với cơn hắt hơi liên tục khiến cho cơ phải co thắt nhiều lần, kéo theo đó là cảm giác đau nhức đầu.

9. Mệt mỏi

Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh hắt hơi nhiều, các cơ co giật mạnh hơn, đồng thời, ngạt mũi khiến đường hô hấp bị tắt khiến người bệnh khó ngủ, cảm giác đau nhức, uể oải, mệt mỏi xuất hiện, hiệu xuất làm việc không cao.

II. Cách chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi dị ứng

Ngay khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng mà xuất hiện lần lượt 1 trong 9 triệu chứng viêm mũi dị ứng kể trên thì một số phương pháp chẩn đoán sau đây có thể giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi dị ứng:

chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi dị ứng giúp bạn mau khỏi bệnh

1. Khai thác tiền sử dị ứng

Việc xác định được tác nhân gây bệnh (yếu tố gây dị ứng) đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình khắc phục các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Để làm được điều này, bác sĩ cần khai thác bệnh sử, tiền sử cá nhân lẫn gia đình để tìm ra các yếu tố liên quan đến thời gian và địa điểm xuất hiện bệnh; cần tìm hiểu cả lối sống, cơ địa, quá trình tiếp xúc với dị nguyên để tìm ra một hoặc một nhóm dị nguyên gây bệnh, từ đó có cách chữa viêm mũi dị ứng kịp thời và phù hợp.

2. Khám lâm sàn

Sau khi khai thác tiền sử dị ứng, bác sĩ thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân:

+ Các triệu chứng cơ năng: hắt hơi thành tràng hay kéo dài? Ngạt mũi, chảy nước mũi trong từ khi nào? Xuất hiện rải rác hay liên tục? Triệu chứng nào khiến cho người bệnh khó chịu nhất?

+ Các triệu chứng thực thể: Niêm mạc phù nề, màu sắc nhợt nhạt, cuốn mũi có thể là thoái hóa, phá quát, dịch mũi trong sau thành đục, có thay đổi khi đặt thuốc co mạch, Có thể xuất polyb mũi hay cuốn mũi giữa thoái hóa dạng polyp.

3. Xét nghiệm máu , XQ hệ xoang, chụp cắt lớp xoang nếu trên phim XQ còn nghi ngờ.

Làm xét nghiệm tế bào dịch mũi để tìm ra bạch cầu Eosinophil (Eo): nếu tỉ lệ Eo >% thì dương tính.

Làm xét nghiệm phát hiện kháng thể dị ứng IgE: áp dụng phương pháp Ishimocva – LM thực hiện phản ứng phân hủy Mastocyte để xem người bệnh có dị ứng với bụi hay không.

Làm định lượng trực tiếp với kháng thể IgE: Thực hiện kỹ thuật miễn đánh dấu Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay (ELISA) để toàn phần huyết thanh. Có 3 mức tính sau:

  •  Âm tính (-) <10 UI
  •  Nghi ngờ (±): 10-100 UI
  •  Dương tính(+)  > 100 UI

(Trong đó,: 1UI = 2,4ng/ml IgE)

Bạch cầu Eo máu ngoại vi: khi tỉ lệ bạch cầu Eo >3.5% thì khả năng dị ứng cao.

Test da: Đây là phương pháp đo độ mẫn cảm của da bằng số đo kích thước và đặc điểm sần sùi trên da để xác định dị nguyên. Nếu dị nguyên cho kết quả dương tính và kết quả tiền sử dị ứng tương thích thì có thể coi đây là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng. Nếu kết quả test da còn nhiều điều nghi vấn thì phải tiến hành thêm test kích thích.

Test kích thích: phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa dị nguyên nghi ngờ vào cơ thể. Phản ứng dương tính sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình trạng bệnh lâm sàn.

Như vậy, thông qua việc khám lâm sàn, làm xét nghiệm dị ứng sẽ giúp bác sĩ biết được đúng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, mức độ dị ứng đến đâu. Từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán mức độ bệnh và các biện pháp để chữa bệnh.

III. Làm gì khi có các dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng

Để khắc phục triệu chứng viêm mũi dị ứng, giúp cơ thể mau khỏi bệnh, bạn cần thực hiện một số điều sau:

cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng
cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

1. Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên

  • Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, phòng ngừa để các triệu chứng không xảy ra,
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng, không nuôi chó, mèo, diệt chuột, gián.
  • Không tiếp xúc nơi ẩm ướt, nấm mốc, nơi thiếu ánh sáng, sách báo cũ,…

Chỉ cần có ý thức và thói quen tốt, bạn sẽ phòng tránh được căn bệnh khó chịu này.

2. Tăng cường sức đề kháng

 #Giữ ấm:

  • Vào mùa lạnh, bạn cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng mũi, cổ, ngữ. Tuyệt đối không tắm nước lạnh.
  • Đối với những ai hay thức khuya dậy sớm, cần lưu ý thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm xoang mũi.
  • Tránh hít luồng không khí lạnh, khô.
  • Hạn chế để mũi, họng tiếp xúc với điều hoà, luồng gió máy lạnh thường xuyên vì có thể làm khô, tổn thương niêm mạc mũi xoang.
  • Thực hiện một số động tác làm ấm mũi vào mỗi buổi sáng: chụm hai bàn tay vào cánh mũi, miệng, xoa nhẹ, thở ra hít vào chừng vài phút.

# Bảo vệ mũi khỏi tác nhân gây kích ứng:

  • Trong không khí ẩn chứa vô vàn tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi như khí thải, bụi, nấm mốc, hóa chất… Cần hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách dùng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại.

# Vệ sinh tai mũi họng:

  • Đường hô hấp nếu không được vệ sinh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn kí sinh và phát triển. Do đó, bạn cần vệ sinh riêng miệng thật tốt. Khi bị bệnh viêm amidan, viêm họng, sâu răng cần khám và điều trị dứt điểm, tránh tình trạng bệnh trưởng thành mãn tính dễ gây viêm xoang.

# Uống nhiều nước:

  • Uống nước mỗi ngày để làm loãng chất dịch nhầy, giúp dịch mũi lỏng hơn, nhờ vậy chất nhầy thoát ra dễ hơn, tránh ứ đọng gây viêm nhiễm.

# Dùng thuốc hợp lý:

  • Nhiều người lạm dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi khi bị bệnh. Điều này không nên vì dễ gây lờn thuốc, đôi khi còn có những tác dụng phụ đi kèm. Bạn nên nhỏ nước muối sinh lí và sớm đi thăm khám tại cơ sở uy tín để có cách chữa trị phù hợp.

Bài viết vừa liệt kê một số triệu chứng viêm mũi dị ứng, cách chẩn đoán cũng như một số lưu ý để phòng tránh viêm mũi dị ứng. Hy vọng các bạn sẽ trang bị cho mình kiến thức, từ đó phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Biên tập: Tiêu Dao

Xem thêm:

XEM THÊM

Bình luận (8)

  1. anh chị ơi cho e hỏi viêm mũi dị ứng và viêm xoang có khác gì nhau không vậy?

  2. theo mình viêm mũi dị ứng thì có triệu chứng hắt hơi thành tràng dài, dịch mũi trắng…

  3. Viêm mũi dị ứng chữa bằng cách gì là hiệu quả nhất?

  4. anh chị có ai biết viên uống thảo dược Sinus Plus không thế? Thấy bảo sản phẩm này chữa xoang mũi với viêm mũi dị ứng khá lắm.

  5. Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi : cháu tôi năm nay 3 tuổi, cháu hay bị sổ mũi với hắt hơi liên tục, mà người nó hay bị sốt lắm, không biết trương hợp của cháy tôi có phải bị xoang mũi không, nếu vậy thì phải làm sao để điều trị được cho cháu tôi? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

  6. Cô bình ơi, trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn, cô nên đưa cháu đi khám tại bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác cô ạ, đối với trẻ nhỏ không nên dùng thuốc linh tinh được đâu ạ.

  7. cảm ơn bạn, tại tôi thấy mấy đứa cháu tôi hay đọc tin tức trên mạng, bọn nó bảo trang web này chất lượng, nên tôi muốn hỏi để bác sĩ ở đây tư vấn trước,

  8. tôi nhớ không nhầm, trong tỏi có hoạt chất alycin, có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, chắc có tác dụng điều trị viêm xoang.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *