KHẮC PHỤC KHÓ CHỊU KHI BỊ VIÊM XOANG
Viêm mũi xoang là hiện tượng các lỗ thông từ xoang ra mũi bị bít tắc do niêm mạc mũi phù nề. Người ta tìm ra rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc như dị ứng, virut, vi khuẩn, nấm… bên cạnh các yếu tố thuận lợi khác là ô nhiễm môi trường, giai đoạn chuyển mùa, hít phải các hóa chất độc hại, cấu trúc bất thường về giải phẫu mũi xoang… Quá trình sinh ra viêm mũi xoang nhiễm khuẩn khi hiện tượng tắc các lỗ dẫn lưu đổ từ xoang ra mũi tạo áp lực âm trong lòng xoang và hút vi khuẩn từ hốc mũi vào trong xoang. Viem xoang có rất nhiều triệu chứng và không phải bệnh nhân nào cũng giống bệnh nhân nào. Tùy theo từng người bệnh mà giải quyết những triệu chứng làm họ khó chịu nhưng cách hiệu quả nhất là chữa triệt để viêm mũi xoang đúng phương pháp.
Khắc phục khó chịu khi bị viêm xoang
Điều trị và khắc phục thế nào?
Nguyên tắc chung là trả lại sự thông thoáng cho các lỗ thông mũi xoang, qua đó giải quyết các triệu chứng bằng thuốc chống dị ứng, kháng sinh đường uống hoặc tiêm tùy theo mức độ viêm mũi xoang. Nếu người bệnh đau nhức trong giai đoạn đầu, có thể sử dụng thuốc giảm đau tùy từng độ tuổi. Sử dụng các thuốc co mạch trong trường hợp ngạt tắc mũi.
Tại chỗ: Cần khắc phục ngay viêm mũi xoang bằng cách dẫn lưu và thông khí xoang tốt bằng cách:
Làm sạch và thông thoáng hốc mũi: xì mũi, rửa mũi, hút dịch và mủ, đặt thuốc co mạch…
Nhỏ thuốc: cần phối hợp các loại thuốc co mạch, sát khuẩn và chống phù nề, liệu pháp corticoid tại chỗ kéo dài rất có tác dụng.
Xông hơi nước nóng: các loại thuốc có tinh dầu, bay hơi được.
Khí dung mũi xoang: thuốc kháng sinh kết hợp với corticoid.
Nhóm thuốc nhỏ mũi thường phải phối hợp giữa kháng sinh với một số thành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm sung huyết mới có hiệu quả.
Kháng sinh nhóm aminoside, moxifloxacine hydrochloride, tobramycine thường được sử dụng để bào chế làm thành phần của thuốc nhỏ mũi. Lý do chính là qua nghiên cứu, người ta nhận thấy khả năng thấm qua máu thấp dưới 2%, đồng thời thuốc lại không bị hấp thu qua đường tiêu hoá nên khá an toàn khi sử dụng. Khi dùng kéo dài thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thì khả năng tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm cả nấm có thể xảy ra. Nếu bội nhiễm xuất hiện, phải ngưng thuốc và chuyển sang phương pháp điều trị thích hợp khác.
Thuốc co mạch – chống ngạt tắc mũi: là loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi với nhiều tên thuốc khác nhau.
Thuốc nhỏ mũi có khả năng gây các phản ứng dị ứng: tại chỗ như cảm giác ngứa mũi, sưng mũi, đỏ cánh mũi, đau nhức dọc theo sống mũi… xảy ra dưới 3% các trường hợp.
Một số bệnh nhân gặp phản ứng không dung nạp thuốc. Tại niêm mạc hốc mũi, biểu hiện có cảm giác như kim châm, hiếm gặp phản ứng dị ứng toàn thân như phù da, niêm mạc vùng mặt, ngoại lệ có thể gây phù Quincke. Trong trường hợp này, phải ngưng dùng thuốc ngay và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị. Không nên điều trị kéo dài nếu không có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
Toàn thân: Liệu pháp kháng sinh trong 2 tuần có hiệu quả tốt đối với viêm xoang, nên lựa chọn kháng sinh dựa trên kháng sinh đồ; chống viêm và giảm phù nề; giảm đau; hạ sốt; nâng cao thể trạng.
Biến chứng của viêm xoang có thể phòng ngừa được bằng cách duy nhất là điều trị viêm mũi dị ứng xoang khi bệnh mới xuất hiện; Viêm xoang cấp có thể điều trị khỏi được nếu được loại trừ nguyên nhân và dẫn lưu xoang tốt, tránh ứ đọng trong xoang. Bệnh cũng có thể chuyển thành viêm xoang mạn tính và hay tái phát nếu không được điều trị tốt. Viêm xoang mạn tính tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng lao động.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!