Các mẹ cần phải làm gì khi bé bị sổ mũi xanh đặc?
Các bà mẹ trong quá trình nuôi con nhỏ nếu trẻ bị sổ mũi xanh đặc sẽ xử lý ra sao cho trẻ nhanh khỏi hẳn bệnh. Trẻ bị sổ mũi rất hay gặp trong trường hợp mũi bị kích thích bởi các tác động từ bên ngoài. Nhưng trong trường hợp sổ mũi xanh đặc có nghĩa lúc này mức độ nhiễm khuẩn đã tăng cao, có thể xuất hiện các biến chứng bệnh lý mãn tính nghiêm trọng. Trường hợp này nếu không kịp thời điều trị đúng cách có thể dẫn tới tác hại biến chứng khó lường. Lời khuyên từ chuyên gia giúp các mẹ cần phải làm gì khi bé bị sổ mũi xanh đặc bạn có thể xem.
Cần phải tìm ra lý do làm trẻ bị sổ mũi xanh đặc
Thông thường đối với trẻ nhỏ bị sổ mũi xanh đặc là hiện tượng viêm đường hô hấp bao gồm: viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm xoang mạn tính, cảm cúm… Các lý do khiến các bệnh đường hô hấp xuất hiện bao gồm:
- Cơ địa trẻ nhạy cảm, sức đề kháng yếu: Cơ thể của trẻ còn non nớt, sức đề kháng yếu không có khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, vi nấm, virus sinh sôi và phát triển.
- Nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là thời điểm giao mùa là lúc trẻ có khả năng bị bệnh viêm đường hô hấp cao, nằm điều hòa nhiều độ quá cao hoặc quá lạnh sẽ kích ứng niêm mạc mũi gây sổ mũi xanh đặc.
- Vệ sinh thân thể, môi trường ô nhiễm là môi trường tiếp xúc với các tác nhân của bệnh.
Những lý do này là tác nhân gây bệnh và làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên muốn xác định chính xác con em mình đang bị bệnh gì tại đường hô hấp gây sổ mũi xanh đặc thì cần phải thực hiện một số xét nghiệm hoặc quan sát các triệu chứng hắt xì hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi …
Cách xử lý khi bé bị sổ mũi xanh đặc mẹ nên biết
sau khi phát hiện bệnh lý cụ thể rõ ràng tình trạng gây sổ mũi xanh đặc thì các mẹ cần tiến hành áp dụng các biện pháp điều trị theo bệnh lý đúng cách. Tại bệnh viện, sổ mũi xanh đặc là trường hợp viêm mũi dạng mãn tính và cần tiến hành điều trị theo cách sau:
Điều trị viêm toàn thân cho trẻ
Viêm sổ mũi cấp cũng có thể gây viêm nhiễm nặng gây ra dịch mũi xanh đặc kèm theo các triệu chứng sốt cao. do đó có thể áp dụng một số loại thuốc gồm:
- Thuốc hạ sốt: Trường hợp trẻ bị sốt cao cần phải cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay tránh để nhiệt độ quá cao ảnh hưởng tới thần kinh, lên cơn co giật. Sử dụng thuốc hạ sốt nhóm chứa paracetamol hiện vẫn được coi là nhóm hạ sốt an toàn nhất cho trẻ.
- Thuốc chống xuất tiết: Một số loại thuốc có tác dụng chống xuất tiết, giảm các triệu chứng viêm mũi chảy dịch mũi xanh gồm: fexofenadin hydoclorid, chlorpheniramin maleat, loratidin, desloratidin… Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần mỗi đợt điều trị theo chỉ định bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Có thể nuôi cấy dịch mũi làm kháng sinh đồ được coi là biện pháp tối ưu khi điều trị. Kháng sinh thường dùng trong viêm mũi mạn tính phải có phổ rộng để có thể diệt được cả vi khuẩn gram âm, gram dương và vi khuẩn kỵ khí nên hay dùng nhóm cepholosporin thế hệ III.
- Thuốc tăng cường chức năng miễn dịch: Nhằm nâng cao sức đề kháng tự chống lại các tác nhân gây gây bệnh. Thuốc chứa thymomodulin, làm tăng cường miễn dịch do kích thích sự phát triển của tế bào Lympho T và Lympho B, đồng thời kích thích đại thực bào tấn công tác nhân gây bệnh, tăng hoạt động tổng hợp kháng thể từ tế bào B và hoạt hóa bạch cầu T làm tan rã các tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào của cơ thể.
- Thuốc chống dị ứng: Nên dùng loại thuốc có chứa micocrystalline, cellulose… chỉ định cho trẻ trên 6 tháng.
Điều trị viêm sổ mũi xanh đặc tại chỗ
- Thuốc chống xung huyết, giảm phù nề niêm mạc mũi: Thuốc thông dụng hiện nay là xylomethazolin 0,05%, loại thuốc này dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó một số thuốc có tác dụng hỗ trợ gồm: adrénaline 0,01%, ephedrine 0,1-0,3%…
- Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol. Thuốc này dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.
- Thuốc chống viêm corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa.. thuốc này chỉ nên dùng dưới 7 ngày. Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dạng phun sương để dùng xịt điều trị sổ mũi tại chỗ. Tuy nhiên cần phải có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ vì thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Dùng thuốc trị sổ mũi đặc xanh cho trẻ là biện pháp cần tiết và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên dùng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ tránh các biến chứng do thuốc có thể gặp phải. Đặc biệt khi phối liều thuốc cần thận trọng tránh tương tác thuốc nguy hiểm cho trẻ.
Chia sẻ kinh nghiệm trị sổ mũi xanh đặc cho trẻ
[ Đỗ thị Thu Trang, 29 tuổi – Lâm Đồng]: 2 Nhóc của em đều bị sổ mũi đặc xanh, ban đầu chị bé bị thôi nhưng sau đó lan sang cả em nữa. Cứ nghĩ chỉ là viêm mũi thông thường nên em chỉ nhỏ mũi cho cháu bằng nước muối thôi nhưng ai ngờ 2 -3 hôm sau nặng hơn và sổ mũi xanh đặc nhiều. Đi khám mới biết cháu bị viêm mũi xoang do vi khuẩn nên bác sĩ cắt thuốc kháng sinh cho uống. Uống hết đơn thuốc do bác sĩ kê 2 cháu nhà mình đã khỏi hẳn. Khuyến khích các mẹ nếu đang bị chảy mũi xanh đặc nên đưa trẻ đi khám sớm nhé.
[ Trần thị Huyền – Quảng Ngãi]: Bé nhà mình bắt đầu có hiện tượng hắt hơi, sổ mũi xanh đặc là mình cho dùng mẹo dân gian uống trọn cây trầu không hấp với 1 chút muối trắng, ngày 2 lần sáng và tối. Tối trước khi đi ngủ thì nhỏ nước muối sinh lý cho con. Đây là những gì mình đã áp dụng cho con mình. Nhất là dùng hành lá để giúp con bớt nghẹt mũi. chỗ mình ở thường xuyên bị lạnh vào mùa đông nên đành phải chăm sóc trẻ đúng cách giúp con có sức khỏe tốt ”
CÁC MẸ CÓ THỂ XEM THÊM THÔNG TIN KHÁC.
XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!