Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi – Mẹ nên làm gì?
Đừng chủ quan nếu trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi nhé các mẹ, bởi hầu hết các bệnh khi kéo dài mãn tính sẽ gây nên các biến chứng khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong khi đối tượng trẻ nhỏ cơ địa khá nhạy cảm, dễ bị mắc nhiễm bệnh viêm đường hô hấp gây nên tình trạng sổ mũi. Tránh tình trạng sổ mũi lâu ngày ảnh hưởng tới sức khỏe con em mình, một số lời khuyên từ bác sĩ Nhi Đồng về cách xử lý điều trị khi trẻ bị sổ mũi lâu ngày mà các mẹ cần đặc biệt chú ý tới.
Trẻ sổ mũi lâu ngày do nguyên nhân nào?
Việc cần thiết trước mắt khi thấy con em mình xuất hiện dấu hiệu sổ mũi lâu ngày đó là tìm hiểu nguyên nhân gây nên. Bởi chỉ khi niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, kích thích bởi các tác nhân gây bệnh mới sinh ra tình trạng tiết dịch mũi gây chảy nước mũi thường xuyên. Sổ mũi không phải do một bệnh lý gây ra, mà thường được xem là dấu hiệu chung của một số bệnh bao gồm:
- Bệnh viêm mũi dị ứng
- Bệnh viêm xoang mũi
- Bệnh viêm họng
- Bệnh viêm phế quản
- Bệnh cảm cúm
Ngoài các căn bệnh viêm đường hô hấp kể trên là nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ thì các mẹ cũng nên xác định một số tác nhân có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm: Thời tiết lạnh, khói bụi, môi trường sống ô nhiễm, sức đề kháng của trẻ yếu, khói thuốc lá…
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp nên rất dễ tiếp xúc với mầm bệnh vi khuẩn, virus từ môi trường tác động tấn công gây kích thích viêm nhiễm, hình thành nên các bệnh viêm đường hấp kể trên. Chính vì vậy mà các mẹ có con em đang bị sổ mũi thì nên cẩn thận bởi trẻ có thể đang gặp một trong những căn bệnh kể trên, do đó cần xác định rõ căn bệnh mà trẻ đang mắc phải gây sổ mũi để kịp thời điều trị đúng cách hết bệnh hoàn toàn. Nếu không có kinh nghiệm bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện nhi đồng khám để các bác sĩ căn cứ vào các biểu hiện bên ngoài và các xét nghiệm cụ thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Lời khuyên mẹ nên làm gì khi trẻ sổ mũi lâu ngày
Tránh những căn bệnh đường hô hấp mãn tính xuất hiện ở trẻ, ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu sổ mũi các mẹ nên tiến hành một số thói quen tốt bao gồm:
- Rửa mũi cho trẻ:
Nếu trẻ bị sổ mũi do những kích thích từ bụi bẩn, tác nhân bên ngoài các mẹ có thể dùng tới nước muối nhỏ mũi sinh lý 0,9% để rửa mũi cho trẻ. Việc sử dụng nước muối rửa mũi sẽ giảm được tình trạng viêm mũi, tránh kích thích niêm mạc có thể khỏi sổ mũi trong trường hợp kích thích nhẹ và đồng thời hỗ trợ giảm các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất tốt.
- Tập cho trẻ rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn:
Trẻ nhỏ rất hiếu động và chưa ý thức được việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe chính mình. Vì vậy mà sau khi trẻ vui chơi nên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, tránh việc trẻ đưa tay lên mũi gây ra tình trạng viêm nhiễm là tình trạng sổ mũi nặng hơn.
- Giữ ấm cho trẻ:
Nhiệt độ lạnh cũng là tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi làm chảy nước mũi, nên với điều kiện thời tiết lạnh giá thì nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài, nhất là vùng cổ. Không nên mở điều hòa nhiệt độ quá lạnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
- Chế độ ăn uống đúng cách cho trẻ:
Để cơ thể trẻ tự kháng được các tác nhân bên ngoài gây viêm mũi, sổ mũi các mẹ nên chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm: nguồn thực phẩm từ rau xanh, củ quả tươi giàu vitamin tự nhiên và khoáng chất, hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch. Thêm các thực phẩm giàu sữa chua, váng sữa để bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột, chống lại nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm. Đồng thời hạn chế cho trẻ sử dụng chất kích thích gây sổ mũi nặng hơn như uống nước lạnh, cà phê, hay các đồ ăn cay chiên nóng.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ cho trẻ:
Để khỏi tình trạng sổ mũi dứt điểm, ngừa tái phát thì bước quan trọng nhất vẫn là giữ môi trường sống trong lành, vệ sinh quần áo, chăn màn, các loại thú nhồi bông nhằm giảm nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh gây bệnh hô hấp ở trẻ.
- Không tự ý điều trị cho trẻ:
Các bà mẹ có thói quen khi trẻ bị viêm mũi, sổ mũi thường mua thuốc về điều trị, nhưng đây là cách sai lầm không được khuyến cáo vì thuốc luôn ẩn chứa các tác dụng phụ có hại tới sức khỏe khi dùng sai thuốc. Đặc biệt là khi dùng lạm dụng thuốc kháng sinh trị sổ mũi ở trẻ.
- Đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám
Việc đưa trẻ tới thăm khám tại các bệnh viện là cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó áp dụng các thuốc. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ căn cứ vào bệnh lý và chỉ định các cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.
Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!
MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!