Chữa viêm mũi dị ứng không khó – (Nếu đúng cách, đúng thuốc)
Chữa viêm mũi dị ứng không khó nếu bạn biết cách loại bỏ sớm các tác nhân gây bệnh. Sử dụng các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đúng cách, đúng liều lượng là cách nhanh nhất giúp bạn đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Tóm lược bài viết
II.Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
I/ Hiểu rõ bệnh viêm mũi dị ứng
Theo bác sĩ Đỗ Kỳ Nhật (Bệnh viện tai mũi họng Sài Gòn) cho biết: ” Viêm mũi dị ứng chính là hiện tượng cơ thể phản ứng lại các dị nguyên tấn công từ môi trường bên ngoài thông qua đường hô hấp và gây viêm sưng. Một khi cơ thể bị tấn công, chúng sẽ tạo ra kháng thể để kháng lại các kháng nguyên. Phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên sẽ làm cho histamin (chất gây dị ứng) trong tế bào mast được giải phóng, gây viêm mũi dị ứng.”
Đây là căn bệnh liên quan đến tai mũi họng khá phổ biến ở nước ta hiện nay và tỷ lệ người mắc phải bệnh ngày càng nhiều. Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng là do đâu?
1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người, thường dưới 45 tuổi và nhiều nhất ở độ tuổi 21 đến 30 tuổi. Theo thống kê gần 8% người lớn ở Hoa Kỳ bị viêm mũi dị ứng do di truyền và 10 đến 30% do các yếu tố khác. Vậy đâu là do nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng?
Một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng như sau:
- Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm (chủ yếu bụi) chính là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng dị ứng. Song song với yếu tố đó là cơ địa nhạy cảm, khiến cơ thể mất khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, làm tăng tỷ lệ viêm nhiễm, gây viêm mũi dị ứng. Và theo thống kê có tới 75 – 80% bệnh viêm mũi dị ứng là do yếu tố dị nguyên bụi gây ra
- Yếu tố thời tiết: Viêm mũi dị ứng xuất hiện một phần do sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Lúc này, nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột, cơ thể không phản ứng kịp để thích nghi. Lớp niêm mạc mũi rất nhạy cảm nên dễ bị kích ứng và gây viêm mũi dị ứng.
- Do dị ứng thực phẩm: Đây cũng là tác nhân gây viêm mũi dị ứng không thể không bỏ qua. Một số thành phần có trong thực phẩm khi vào cơ thể không được dung nạp chúng sẽ gây dị ứng, sản sinh ra histamin – Hoạt chất gây viêm mũi dị ứng.
- Thuốc tây: Ở một số trường hợp viêm mũi dị ứng xảy ra do cơ thể không tổng hợp được một vài loại thuốc, gây kích ứng.
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng chính là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng. Nếu gia đình bạn có người bị viêm mũi dị ứng thì khả năng bạn bị viêm mũi chiếm 65%.
- Yếu tố khác: Hen suyễn, rối loạn chuyển hóa, mề đay, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết,.. cũng chính là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.
2. Dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng thường gặp phải các triệu chứng như thường xuyên hắt xì, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa mũi,… Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đau đầu thường xuyên, ngứa mắt, chảy nước mắt hay phù nề, thâm quầng mí mắt.
Ngoài ra, ngứa họng hoặc đau họng, khạc có đờm cũng chính là biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng. Mặt khác, người bệnh thường bị rối loạn giấc ngủ và có thể gặp phải hiện tượng ngáy trong khi ngủ.
3. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Các bạn cần tiến hành thăm khám hoặc làm các xét nghiệm cụ thể sau đây để sớm phát hiện bệnh viêm mũi dị ứng và có phương án điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Một vài phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm mũi dị ứng như sau:
- Khai thác tiền sử người bệnh
Phương pháp này được coi là bước quan trọng đầu tiên trong việc chẩn đoán viêm mũi dị ứng. Mục đích của phương pháp này xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do yếu tố dị nguyên hay không, hay do tiền sử bản thân mắc bệnh hoặc cũng có thể do yếu tố di truyền.
- Khám lâm sàng
Dựa vào các triệu chứng thông thường của bệnh như hắt hơi liên tiếp, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi trong.
- Triệu chứng thực thể
Khi bị viêm mũi dị ứng, niêm mạc thường có màu sắc nhợt nhạt, phù nề, cuốn mũi có thể bị thoái hóa, dịch mũi lúc đầu trong sau có màu đục dần.
Ngoài ra, có cuốn mũi hay polyp thoái hóa như dangjpolyp.
- Các test da
Đây là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể bằng cách đa dị nguyên qua da. Có nghĩa là, bác sĩ sẽ đặt một số chất lên cơ thể bạn và xem phản ứng của cơ thể bạn với các chất đó như thế nào (kích thước, đặt điểm sần phù, phản ứng viêm).
Nếu dị nguyên cho kết quả dương tính trong test da (một vết sưng đỏ nổi trên da) có thể xem là yếu tố gây bệnh. Một khi kết quả bài test da còn nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành bài test kích thích.
- Test kích thích
Với bài test này, bác sĩ sẽ chẩn đoán sinh học các phản ứng dị ứng. Lúc này, bác sĩ sẽ tái tạo lại phản ứng bằng cách đưa dị nguyên nghi ngờ vào cơ thể và xem phẩn ứng lâm sàng của nó. Nếu phản ứng dương tính, chứng tỏ cơ thể bị dị ứng với tác nhân đó.
- Xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm khá phổ biến giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng. Phương pháp này giúp đo lượng kháng thể immunoglobulin E với các chất gây dị ứng có bên trong máu.
4. Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng
Có hai loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường diễn ra trong mùa thu và mùa xuân. Nguyên nhân gây bệnh xảy ra chủ yếu là do cơ thể mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng ngoài trời như phấn hoa. Còn đối với viêm mũi dị ứng quanh năm là do cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng như lông động vật, bụi bẩn,…
Chính vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh khác nhau.
II/ Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến
Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị mà còn giúp người bệnh nhanh chóng xua tan các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng phổ biến:
1. Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là một trong những loại thuốc giúp điều trị viêm mũi dị ứng được sử dụng hiện nay. Chúng hoạt động theo cơ chế tác động ngăn chặn cơ thể sản sinh histamine, giảm khả năng ngứa ngáy do viêm mũi dị ứng gây ra.
Một số loại thuốc kháng histamine không kê toa (OTC) như fexofenadine (Allegra), desloratadine (Clarinex), diphenhydramine (Benadryl), evocetirizine (Xyzal), loratadine (Claritin),
cetirizine (Zyrtec),…
2. Thuốc thông mũi
Oxymetazoline (xịt mũi Afrin), phenylephrine (nhựa PE), pseudoephedrin (Sudafed), cetirizine với pseudoephedrine (Zyrtec-D),… Đây là các loại thuốc thông mũi giúp giảm áp lực lên xoang và giảm tình trạng nghẹt mũi.
Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn không quá 3 ngày, bởi chúng có tác dụng phụ. Nếu bạn sử dụng chúng trong thời gian dài, chúng sẽ có dấu hiệu hồi phục bệnh nhưng khi ngưng dùng bệnh sẽ chuyển biến tồi tệ hơn như gây rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ, cao huyết áp và một vài vấn đề khác.
3. Các loại thuốc nhỏ, xịt mũi
Các loại thuốc nhỏ hay xịt mũi có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc nhỏ có chứa Corticosteroid, giúp làm giảm viêm và sưng tấy hiệu quả.
Tuy nhiên, Corticosteroid khi đi từ mũi vào cơ thể chuyển hóa nhanh tại gan thành các chất không có hoặc có tác dụng sinh học rất thấp nên khả năng điều trị khá thấp.
Ngoài ra, các loại thuốc nhỏ, xịt mũi đều có tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn dùng trong thời gian dài. Vì thế, để chắc chắn sản phẩm tốt cho bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
III/ Một số cách điều trị viêm mũi dị ứng được áp dụng hiện nay
Người bệnh có thể điều trị viêm mũi dị ứng theo nhiều cách khác nhau. Cách tốt nhất để thoát khỏi viêm mũi dị ứng đó là tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp này cũng mang lại kết quả. Do đó, bệnh nhân cần có sự can thiệp của các phương pháp điều trị.
Một số biện pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả:
1. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng các liệu pháp miễn dịch đặc hiệu (SLIT)
Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu (SLIT) là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng được áp dụng nhiều ở Châu Âu từ 10 năm nay. Phương pháp này thực hiện bằng cách đặt một viên thuốc có chứa hỗn hợp của một số chất gây dị ứng dưới lưỡi bạn. Thuốc hoạt động như liệu pháp miễn dịch đặc hiệu qua đường tiêm dưới da nhưng chúng có tính dung nạp tốt hơn trong việc điều trị viêm mũi dị ứng.
Với liệu pháp miễn dịch đặc hiệu này, giúp giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng, giảm các phản ứng dưới da, niêm mạc mũi,… Thuốc mang lại hiệu quả tốt trong việc chữa viêm mũi dị ứng do phấn hoa, cỏ, lông động vật, bụi,… gây ra.
Giống như tiêm phòng dị ứng, thuốc được uống thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất địn (thường thời gian dùng thuốc do bác sĩ xác định).
Đánh giá: Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. Thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ. Phương pháp này phù hợp với người bị viêm mũi dị ứng do mẫn cảm với mạt bụi nhà.
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn
Đây là biện pháp chữa viêm mũi dị ứng mà bất kỳ người bệnh nào cũng có thể thực hiện tại nhà. Với phương pháp này giúp đưa người bệnh trở về trạng thái thoải mái. Bởi diện chẩn là sử dụng các động tác tác động đến các huyệt ở trên mặt, giúp tăng sức đề kháng, khí huyết lưu thông tốt, vùng mũi thông thoáng, cải thiện triệu chứng đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch mũi,… và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Cách thức bấm huyệt
Người bệnh có thể sử dụng que dò diện chẩn để day ấn nhẹ nhàng lên các huyệt trên phác đồ. Mỗi huyệt day ấn khoảng 30 giây hoặc 30 lần. Thông thường, mỗi triệu chứng của viêm mũi dị ứng tương ứng với các vị trí huyệt khác nhau. Do đó, các bạn cần nắm rõ vị trị huyết và tình trạng bệnh để day ấn đúng huyệt.
- Viêm mũi dị ứng nói chung: Người bệnh nên day ấn huyệt 287, 348 và 342.
- Trường hợp sổ mũi nhiều: Huyệt số 0, 126, 16. Sau khi day ấn xong nên dán cao lên và để qua đêm.
- Sổ mũi nặng: Các bạn nên sử dụng một quả cầu gai đơn rồi nhờ người dùng lăn liên tục dọc theo đường cột sống 10 phút. Lúc này, cơ thể ấm lên, bạn dùng cao dán vào các huyệt như 0, 51, 16, 126, 3000.
- Viêm mũi kích ứng dai dẳng: Day huyệt 61, 12, 65, 49, 103, 184 rồi dán co lên và lấy xuống sau 30 phút, giúp giảm nhanh các triệu chứng thông thường của bệnh.
Đánh giá: Chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn là cách điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất không gây tác dụng phụ như các phương pháp điều trị khác. Biện pháp phù hợp với các đối tượng bị viêm mũi kích ứng mãn tính hoặc người bị viêm mũi dị ứng với biểu hiện nước mũi chảy nhiều, chảy thành dòng,…
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y
Viêm mũi dị ứng trong đông y được liệt vào dạng hư hỏa do tận âm hư, phế nhiệt dẫn đến ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Do đó, để có thể chữa dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tập trung bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
Một số bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng:
- Bài thuốc số 1: Bạn sử dụng 10g ké đầu ngựa kết hợp với 20g kim ngân hoa và 30g bèo cái tía đem rửa sạch. Sau đó, các bạn cho tất cả nguyên liệu vào nồi và sắc chung với 300ml nước cho đến khi còn lại 150ml. Bạn chia đều thuốc ra uống mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc số 2: Dùng 15g Tân di nấu chung với 2 bát nước cho đến khi còn lại 1/2 bát. Các bạn sử dụng 2 quả trứng gà luộc đã được bóc vỏ đem dùng tăm tre chích 10 lỗ nhỏ xung quanh trứng và nấu chung với nước sắc tân di khoảng 5 phút. Sau đó ăn hết hỗn hợp này, bệnh sẽ được cải thiện sau thời gian ngắn.
Đánh giá: Thuốc đông y có tác dụng điều trị viêm xoang mãn tính khá an toàn, bởi thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng hơi chậm, do đó, người bệnh cần kiên trì sử dung. Thuốc đông y thích hợp điều trị bệnh cho tất cả mọi trường hợp, đặc biệt người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Tuy nhiên thời gian điều trị bằng phương pháp đông y thường kéo dài hơn so với các biện pháp điều trị khác
IV. 4 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà theo dân gian
Chữa viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả điều trị khá cao. Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ dân gian như sau.
1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp được chiết xuất từ lá cây khuynh diệp (cây bạch đàn). Theo y học cổ truyền, dầu khuynh diệp có tính ấm, vị đắng, giúp làm ấm và hỗ trợ lưu thông khí huyết khá tốt. Ngoài ra, nhờ tính ấm đó của dầu, ông bà ta thường sử dụng để chữa trị các bệnh lý cảm lạnh, cảm cúm, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
Theo y học hiện đại, trong dầu khuynh diệp có chứa Eucalyptol khá dồi dào, giúp giảm đau, giảm phù nề đường hô hấp, long đờm và kháng viêm, hạn chế tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút gây ra.
Cách dùng dầu khuynh diệp điều trị viêm mũi dị ứng như sau:
Bạn chuẩn bị một bát nước sôi khoảng 200ml rồi nhỏ vào đó vài giọt dầu khuynh diệp. Dùng khăn trùm kín đầu và đưa mũi vào hít hơi nước bốc lên. Các bạn có thể hít đồng thời cả hai bên hoặc từng bên một. Nên thực hiện ít nhất 5 – 10 phút để dầu phát huy tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Với phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu khuynh diệp, các bạn nên thực hiện liên tục trong một tuần, sau đó nghỉ khoảng 3 – 4 ngày rồi tiếp tục liệu trình.
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu
Ngải cứu có tính ôn, vị cay thường được dùng làm thuốc chữa chảy máu chức năng, kinh nguyệt không đều hay đau bụng,… Hơn thế nữa, thuốc còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
Bạn hái lá cây ngải cứu đang nở hoa đem về phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ cho đến khi khô rồi tán nhỏ và cho vào giấy bọc lại để dành dùng dần.
Cách dùng ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng như sau:
Các bạn sử dụng bột lá ngải cứu đốt điếu hơ vào các huyệt 1, 2, 3,4 và 5 vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối sau khi ăn. Ở đây, huyệt số 1 là huyệt nằm ở giữa đỉnh đầu, huyệt số 2, số 3 nằm trước và sau huyệt số 1 khoảng 2 centimet. Còn huyệt số 4 và số 5 nằm hai bên huyệt số 1 và cách mỗi bên 2 cetimet.
Trong quá trình hơ bột ngải cứu, các bạn không nên hơ sát vào da đầu gây nóng hoặc gây cháy tóc. Các bạn cần dành ít nhất 1 5 – 30 phút để hơ đều, luân phiên vào mỗi huyệt, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng chảy nước mũi, đau nhức do bệnh gây ra. Sử dụng cách này khoảng 10 – 15 ngày rồi dừng 5 – 7 ngày, sau đó tiếp tục điều trị cho đến khi khỏi bệnh.
3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây xương cá (cây giao)
Cây xương cá có tính sát trùng, diệt khuẩn khá cao. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giải độc và tiêu viêm, rất tốt cho việc chữa viêm mũi dị ứng.
Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Các bạn chuẩn bị khoảng 20 đốt cây xương cá đem cắt nhỏ và cho vào một chiếc ấm đun sôi. Tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc ấm bỏ, bởi theo các nhà khoa học cây xương cá có chứa độc tính nhẹ. Ngoài ra, khi cắt cây các bạn cần cẩn thận bởi mủ cây dây vào mắt có thể gây ảnh hưởng không tốt.
Tiếp đến, bạn dùng một tờ giấy A4 quấn xéo thành một ống phễu. Tuyệt đối giấy quấn không quá ngắn bởi hơi nước nóng có thể gây bỏng hoặc quấn giấy quá dài, hơi hít lên không đủ liều điều trị.
Sau khi nước cây xương cá sôi, các bạn tắt bếp và dùng giấy quấn đặt 1 đầu vào miệng ấm, đầu còn lại lên mũi để hít hơi xông lên. Các bạn nên thực hiện xông hơi luân phiên cho hai bên mũi. Để thuốc đạt hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất, bạn nên thực hiện ít nhất 2 lần trong ngày vào sáng và tối, mỗi lần 30 phút.
4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong và tỏi
Tỏi và mật ong đều là nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tuyệt vời, giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và giúp mũi thông thoáng, tránh tình trạng nghẹt mũi gây khó thở.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong như sau:
Các bạn sử dụng vài tép tỏi giã nát rồi vắt lây nước cốt trộn với mật ong theo tỷ lệ 1 : 1. Trước khi thoa dung dịch nước cốt tỏi và mật ong, bạn nên vệ sinh vùng mũi sạch sẽ. Tiếp đến, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này thoa đều lên hai bên mũi bị viêm và để 1 tiếng. Sau đó, bạn lau mũi lại bằng khăn sạch. Bạn nên áp dụng cách này 1 lần trong ngày, giúp giảm ngay biểu hiện nghẹt mũi.
Đánh giá: Những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà chúng tôi chia sẻ trên đây không phù hợp với tất cả người bệnh, đặc biệt trường hợp bệnh nặng và kéo dài. Những cách này chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt đối với những trường hợp nhẹ, bệnh mới khỏi phát, các trường hợp viêm mũi dị ứng lâu năm những cách này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh
Với những cách chữa viêm mũi dị ứng và các bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng mà chúng tôi tổng hợp trên đây, các bạn hoàn toàn có thể tự tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị đúng để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, để có cách khắc phục bệnh và ngăn không cho bệnh tái phát, tốt nhất bạn nên thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Pv Duy Nam
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!