Khắc phục viêm mũi dị ứng theo mùa không lo tái phát

Giống như tên gọi, viêm mũi dị ứng theo mùa thường xuất hiện vào những mùa bất kì trong năm khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng của mùa đó. Bệnh được biểu hiện bằng những triệu chứng cụ thể như: sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi,… gây nhiều phiền toái, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Vì bệnh tính chất có chu kì, thường xuyên tái đi phát lại nên gây hoang mang cho nhiều người. Vậy làm thế nào để khắc phục dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

viêm mũi dị ứng theo mùa
viêm mũi dị ứng theo mùa thường xuất hiện vào mùa bất kì trong năm khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng của mùa đó.

I. Hiểu đúng về bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

Viêm mũi dị ứng theo mùa hay còn được gọi là sốt cỏ khô xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Chất dị ứng thường vô hại như: bụi, cỏ, nấm mốc, phấn hoa, nước bọt của mèo, lông (da) động vật… Trong đó, phấn hoa là tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất.

cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa
Viêm mũi dị ứng theo mùa hay còn được gọi là sốt cỏ khô.

Khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ giải phóng ra một lượng lớn histamin. Đây là một chất hóa học tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân dị ứng nhưng đồng thời, histamin lại khiến cho cơ thể hình thành các triệu chứng khó chịu như: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa mắt…

Bệnh không nguy hiểm nhưng thường xuất hiện vào mùa thu và xuân, tái đi phát lại nhiều lần. Nếu như không điều trị, tình trạng trên có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

II. Cách khắc phục viêm mũi dị ứng theo mùa không lo tái phát

Để khắc phục triệu chứng viêm mũi dị ứng thì rất đơn giản nhưng bệnh thường tái phát theo mùa nên để ngăn chặn bệnh triệt để, không tái phát thì không hề đơn giản chút nào. Dẫu vậy, biết được 3 cách sau, bạn có thể nói “vĩnh biệt” với căn bệnh trên.

1. Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Mỗi mùa sẽ có những dị nguyên được xem là khắc tinh của bệnh viêm mũi dị ứng. Để không bị dị ứng theo mùa, cách tốt nhất đó lá tránh xa những yếu tố khiến cho bản thân bị dị ứng như: nấm mốc, phấn hoa, thuốc, thực phẩm để hạn chế bệnh tái phát.

Bên cạnh đó, việc xác định được tác nhân gây viêm mũi dị ứng sẽ hỗ trợ nhiều cho việc áp dụng phương pháp miễn dịch liệu pháp để trị bệnh hoàn toàn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm vào cơ thể dị nguyên để cơ thể thích nghi với những dị nguyên, từ đó không còn phản ứng dị ứng nữa.

2. Dùng thuốc điều trị

Theo bác sĩ Nguyễn Tấn tài, chuyên khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương TPHCM, hiện nay vẫn chưa có thuốc trị bệnh viêm mũi dị ứng công hiệu. Những loại thuốc Tây hiện nay chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng chứ không thể nào loại bỏ dị ứng hoàn toàn. Tuy vậy, nếu dùng đúng thuốc, bệnh sẽ ổn định trong một thời gian dài.

cách trị bệnh viêm mũi dị ứng
Nếu dùng đúng thuốc trị viêm mũi dị ứng, bệnh sẽ ổn định trong một thời gian dài.

✿ Thuốc kháng Histamin

Histamin là một trong những chất trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phản ứng dị ứng. Khi con người bị kích ứng bởi tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ giải phóng ra một lượng lớn Histamin gây ra một số phản ứng như ngứa mũi, ngạt mũi, sổ mũi… Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc kháng histamin để điều trị.

Thuốc có hai loại: thế hệ 1 và thế hệ 2. So với thuốc kháng histamin thế hệ 2, thuốc kháng Histamin thế hệ 1 thường gây buồn ngủ hơn nên ngày nay ít được sử dụng hơn. Một số loại thuốc kháng Histamin thường dùng điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay là: Cetirizin, fexofenadin, acrivastin…

✿ Thuốc co mạch

Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc nhóm thuốc co mạch. Trên thị trường hiện nay có 2 loại thuốc co mạch chính là thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi.

Nhóm thuốc nhỏ mũi gồm: Ephedrin,  xymetazolin, Phinol, Nostravin, Otrivin và nhóm thuốc xịt mũi như Naphazolin, Coldi-B, Otrivin đều có chung cơ chế hoạt động là làm co mạch tại chỗ, giảm sưng phù nề, xung huyết, xuất huyết, giúp dịch trong xoang thoát ra nhanh hơn, khiến cho mũi người bệnh trở nên thông thoáng, dễ thở.

Mặc dù làm giảm nhanh triệu chứng tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý chỉ nên dùng thuốc điều trị từ 5-7 ngày, không nên lạm dụng vì nếu dùng lâu, một số thành phần trong thuốc như naphazolin, corticoid sẽ hấp thu qua niêm mạc mũi gây tác động toàn thân như kích động, lo lắng, nhức đầu… Hơn nữa, dùng càng lâu, tác dụng của thuốc sẽ giảm dần đều khiến cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn, cộng thêm việc người bệnh tăng liều sẽ gây lệ thuộc vào thuốc, mạch máu không còn co lại được nữa gây khó khăn trong việc điều trị bệnh sau này.

✿ Thuốc Corticoid

Một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm Corticoid có tác dụng giảm nhanh triệu chứng như ngứa niêm mạc xoang mũi, thông mũi, tránh ứ tắc xoang. Thuốc có tác dụng nhanh và công hiệu hơn các loại thuốc kháng histamin nhưng không có công dụng giảm nghẹt mũi.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc Corticoid trong trường hợp viêm mũi dị ứng vừa và nặng và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: gây loãng xương, tăng tuyến thượng thận… Do đó, để sử dụng thuốc hiệu quả, người bệnh nên dùng đúng liều lượng và thời gian qui định theo sự chỉ định của bác sĩ.

3. Điều trị miễn dịch

Theo Hiệp hội Viêm mũi dị ứng Quốc tế (ARIA), tùy theo mức độ viêm mũi dị ứng nặng nhẹ mà bệnh nhân sẽ được quyết định có nên điều trị miễn dịch hay không. Đối với những người bị viêm mũi dị ứng nhẹ, họ chỉ cần dùng thuốc kháng Histamin, thuốc chống sưng, viêm, và tránh tiếp xúc với dị nguyên là được. Còn đối với những bệnh nhân bi viêm mũi dị ứng trung bình- nặng theo từng đợt có thể dùng steroids tại chỗ. Điều trị miễn dịch được áp dụng cho những đối tượng viêm mũi nhẹ nhưng dai dẳng và những người bị viêm mũi dị ứng trung bình – nặng nhưng dai dẳng.

Điều trị miễn dịch là phương pháp đưa vào cơ thể số lượng tăng dần các dị nguyên gây bệnh (tương tự như tiêm vacxin) nhằm giúp bệnh nhân thích ứng, từ đó giảm bớt triệu chứng khi tiếp xúc với kháng nguyên. Nhìn chung đây là phương pháp duy nhất có thể tác động đến diễn biến tự nhiên của hệ miễn dịch. Song, phương pháp này thường tốn nhiều thời gian và gây tốn kém.

Viêm mũi dị ứng theo mùa không nguy hiểm nhưng vì bệnh thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với những cách bài viết vừa liệt kê trên, hi vọng bạn bệnh viêm mũi dị ứng sẽ không còn là nỗi trăn trở của bạn mỗi khi chuyển mùa. Chúc bạn sớm cải thiện được bệnh.

BT: Hoài Anh

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:  

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *