TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM XOANG CẤP VÀ MẠN TÍNH
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh có số bệnh nhân mắc phải rất đông ở nước ta. Khi mới mắc phải thì gọi là bệnh viêm xoang cấp tính, nhưng nếu chủ quan bệnh sẽ ngày càng nặng và chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị hơn. Thực chất sự phân loại này để chúng ta dễ dàng phân biệt được cách xử lý khi không may mắc bệnh. Thông thường viêm xoang cấp tính được điều trị nội khoa còn các biện pháp ngoại khoa được áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh mãn tính. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn về bệnh viêm xoang cấp và mạn tính qua những thông tin dưới đây.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản bệnh viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các xoang. Thông thường khi mắc bệnh này bệnh nhân sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên diễn tiến bệnh viêm xoang cấp và mạn tính rất khác nhau, chúng ta cần nắm để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể là những thông tin dưới đây:
Những thông tin về bệnh viêm xoang cấp tính
Bệnh viêm xoang cấp tính thường xảy ra ở một xoang như xoang trán, xoang sàng trước, xoang hàm. Nhiều trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở nhiều xoang một lúc. Khi bị bệnh ở giai đoạn này bệnh nhân thường cảm thấy rất khó thở, sốt, ho… Ban đầu chỉ bị ngạt một bên mũi sau đó lan sang hai bên, kèm theo đó là tình trạng chảy mủ nhiều, phù nề, xung huyết và tiết dịch.
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm xoang cấp tính sẽ giúp chúng ta có cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Thông thường bệnh viêm xoang cấp tính dễ xảy ra vào mùa đông do bị nhiễm lạnh, viêm mũi dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây bệnh mà chúng ta có thể không biết.
Nếu sử dụng các phương pháp điều trị hiệu quả thì bệnh viêm xoang cấp tính sẽ khỏi trong vòng vài ngày đến một tháng. Nhưng khả năng bệnh chuyển nặng sang viêm xoang mãn tính cũng khá cao. Ở giai đoạn này cũng dễ mắc phải những biến những như giảm thị lực, viêm màng não.
** Chẩn đoán bệnh
Thông thường, khi nghi ngờ mắc bệnh viêm xoang cấp tính, bác sĩ sẽ dùng các phương pháp chẩn đoán sau:
- Chụp X-quang: lúc này xoang bị viêm sẽ bị mờ đặc hơn độ sáng của hốc mắt và xoang bình thường
- Nội soi: bằng các dụng cụ, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác những tổn thương ở khe giữa, khe trên một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Những thông tin về viêm xoang mạn tính
Ở trên chúng tôi đã giới thiệu những thông tin về bệnh viêm xoang cấp tính, còn bệnh viêm xoang mạn tính có gì khác biệt. Bạn có thể tự mình so sánh qua những thông tin dưới đây:
Thông thường nếu bệnh viêm xoang kéo dài tới 2 tháng thì rất có khả năng bệnh của bạn đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Đồng thời nếu không điều trị triệt để, bệnh hay tái phát cũng rất dễ chuyển sang giai đoạn này. Không chỉ bị viêm một xoang mà biểu hiện bệnh sẽ xuất hiện ở nhiều xoang cùng một lúc, các bác sĩ thường gọi là bệnh viêm đa xoang.
Nếu có các triệu chứng nhức đầu thường xuyên, hơi thở có mùi hôi, mũi chảy mủ vàng xanh, nghẹt mũi thì khả năng bệnh đã qua giai đoạn mạn tính là rất cao. Đó có thể do bạn chủ quan không điều trị bệnh ở giai đoạn cấp tính hoặc do sự phát triển của viêm hốc mũi, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng răng, vẹo các vách ngăn mũi, khối u trong khoang hoặc xoang mũi…
Thường những diễn biến của bệnh ở giai đoạn này khá chậm này có thể chúng ta sẽ không thể lường trước được. Lúc này niêm mạc mũi sẽ dần bị thoái hóa dẫn đén polyp mũi, hoại tử niêm mạc thậm chí gây ung thư xoang. Một số bệnh hô hấp cũng có thể xảy ra ở giai đoạn nay như: viêm phế quản mãn tính, hen phế quản mãn tính… Ngoài ra hiện tượng đông máu gây tắc tĩnh mạch quanh xoang cũng làm ảnh hưởng đến lượng máu được cung cấp lên não và dễ gây đột quỵ.
** Chẩn đoán bệnh
Ở giai đoạn này, muốn chẩn đoán bệnh chính xác hơn chúng ta cần phải dùng các biện pháp cũng như phương tiện chẩn đoán chuyên biệt. Thông thường sẽ thực hiện:
Chọc dò xoang: thường thực hiện ở giai đoạn mãn tính của xoang trán và xoang hàm. Nếu quá trình chọc dò thấy xuất hiện mủ thì có thể khẳng định và viêm xoang. Nếu không xuất hiện mủ thì phải sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác.
Chụp CT xoang: thường được sử dụng khi các phương pháp chẩn đoán thông thường không cho được kết quả chính xác. Hơn nữa nếu nghi ngờ phải thực hiện phẫu thuật nội soi thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định thực hiện chụp CT.
Ngoài ra, biện pháp chẩn đoán phân biệt cũng sẽ được thực hiện qua u răng, u nhú và polyp mũi để xác định mức độ bệnh của bệnh nhân ở giai đoạn này.
Biện pháp phòng chống viêm xoang cấp tính và mãn tính nên áp dụng
Những biểu hiện của bệnh viêm xoang cấp tính và mãn tính có thể đến với chúng ta vào bất cứ thời điểm nào. Vì vậy, bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng bệnh sau:
- Luôn giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh, nhất là ở vùng ngực, cổ và mũi.
- Bảo vệ mũi khỏi sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn bằng cách thường xuyên sử dụng khẩu trang hoạt tính mỗi khi ra đường.
- Vệ sinh họng và miệng trước và sau khi ngủ dậy bằng nước muối sinh lý.
- Xây dựng chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng, thức ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, hạn chế khả năng mắc bệnh.
Việc điều trị bệnh viêm xoang cấp và mạn tính phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị cũng như sự kiên trì của chúng ta. Nếu không may mắc bệnh bạn hãy đến các cơ sở y tế thật sự uy tín để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Không được chủ quan trước những biểu hiện bệnh vì có thể xảy ra những trường hợp đáng tiếc mà bạn không thể nào lường trước được. Ngoài ra trong quá trình điều trị bệnh, chúng ta cũng cần áp dụng các biện pháp ăn uống và sinh hoạt khoa học. Chúc các bạn nhanh chóng lành bệnh.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!