Nhận biết các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm mũi là một trong những bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi. Chúng ta phải nắm được các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh để tiến hành các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất để giúp bạn hiểu hơn và có thêm nhiều kiến thức trong việc nhận biết cũng như điều trị căn bệnh này. 

Các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn kém đồng thời hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài. Do vậy trẻ rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh viêm mũi. Thông thường khi bệnh viêm mũi không được điều trị sẽ rất dễ chuyển sang các bệnh khác như viêm tai. Trẻ sơ sinh không có khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ, vì vậy chúng ta cần phải để ý để phát hiện những dấu hiệu bệnh ở trẻ. Thông thường khi mắc bệnh viêm mũi trẻ sơ sinh hay có những dấu hiệu dễ nhận biết sau:biểu hiện viêm mũi ở trẻ sơ sinh ** Ngạt mũi, sổ mũi 

Đây được coi là dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất. Thông thường hiện tượng này sẽ kéo dài trong nhiều ngày. Lúc này sẽ xuất hiện nước mũi hoặc nhiều trường hợp có xuất hiện mủ, có màu vàng đục. Trong nhiều trường hợp nếu quan sát kĩ hai hốc mũi thì sẽ thấy xuất hiện sung huyết đỏ và bị ứ đọng nhiều dịch.

** Những cơn ho

Bệnh viêm mũi kéo dài sẽ làm cho dịch mũi chảy xuống cổ họng và gây ra những cơn ho, khò khè khó chịu. Thông thường biểu hiện ho sẽ ngày càng tăng lên vào buổi tối, khi nhiệt độ giảm xuống. Nhiều trường hợp trẻ còn có dấu hiệu nôn mửa.

** Sốt cao 

Một trong những dấu hiệu khi trẻ bị viêm mũi là sốt cao kèm theo đó là hiện tượng khó thở. Những cơn sốt có thể kéo dài đến 39 độ C làm cho trẻ nằm lịm, hết sức mệt mỏi. Chúng ta cần ngay lập tức tìm các biện pháp hạ sốt để tránh các biện chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

** Trẻ hay khó chịu, quấy khóc

Những biểu hiện bệnh thường làm cho trẻ rất mệt mỏi, hay quấy khóc. Nhiều trường hợp trẻ còn lười ăn, lười bú làm sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Do lúc này trẻ cảm thấy khó thở nhưng lại không biết cách thở bằng miệng, đặc biệt mỗi lần ngập ti trẻ sẽ cảm thấy ngạt thở, tím tái.

Nếu những biểu hiện bệnh kéo dài quá 7 ngày thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để các bác sĩ tiến hành các biện pháp can thiệp. Vì nếu không điều trị, bệnh sẽ càng nặng và dễ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa… Nhiều trường hợp không kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Biện pháp phòng tránh viêm mũi ở trẻ sơ sinh nên áp dụng

Bệnh viêm mũi có thể ghét thăm bé vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vì vậy, bạn luôn phải áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh. Cụ thể, chúng ta cần phải thường xuyên áp dụng các biện pháp sau: phòng tránh viêm mũi ở trẻ sơ sinh

  • Lựa chọn những trang phục phù hợp cho bé, nhất là vào những thời điểm nóng lạnh đột ngột. Đặc biệt cần phải đảm bảo giữ ấm, tránh gió lùa trực tiếp vào cổ họng.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tránh các tác nhân gây hại có thể tác động để sức khỏe của bé.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Tránh không cho trẻ dùng tay ngoáy mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bệnh không được chủ quan mà phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và có các biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Bạn nên tiến hành

Chúng ta vừa cùng nhau đi tìm hiểu các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh để có thể chăm sóc, điều trị cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *