Bệnh viêm mũi dị ứng ở người cao tuổi

Độ tuổi nào cũng có thể bị bệnh viêm mũi dị ứng và ngay cả người cao tuổi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên độ tuổi này cơ thể đã lão hóa nhiều và chức năng gan thận suy yếu nên việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở người cao tuổi cần hết sức thận trọng. Tránh những tác hại không mong muốn của bệnh viêm mũi dị ứng có thể xảy ra mọi người nên nhớ những lưu ý đặc biệt này. 

Bước qua tuổi 50 dễ bị bệnh viêm mũi dị ứng

Bắt đầu độ tuổi 50 trở nên thì nguy cơ xuất hiện bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn nhiều lần. Theo bác sĩ phân tích thì càng về già các cơ quan của cơ thể bắt đầu thoái hóa làm giảm khả năng hoạt động bình thường của các cơ quan. Khi chức năng sinh lý của mũi giảm, trong khi đó mũi bị lão hóa, các niêm mạc co lại, vách ngăn suy yếu làm biểu mô niêm mạc  hao mòn và chất nhầy có thể trở nên đậm hơn nên dễ kích ứng mũi gây viêm xoang.

Bệnh viêm mũi dị ứng ở người cao tuổi

Hơn nữa, người cao tuổi chức năng hệ miễn dịch suy giảm, nên không thể tự kháng lại các tác nhân gây viêm mũi từ môi trường bên ngoài được nên dễ hình thành bệnh.

Một số tác nhân gây viêm mũi dị ứng hay gặp ở người cao tuổi cần tránh như:

  • Bụi từ môi trường (bụi trần nhà, bụi công nghiệp, bụi vải, bụi đường…)
  • Phấn hoa
  • Lông động vật nuôi ( chó, mèo, chuột túi, thỏ…)
  • Kí sinh trùng ( vi nấm, vi khuẩn, virus…)
  • Hóa chất
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng ( hải sản, thịt bò, nấm, thịt gà…)

Người già, chức năng gan thận yếu cần thận trọng điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng ở người cao tuổi khi điều trị hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, bởi thường thì người già hay gặp nhiều bệnh lý khác kèm theo nên không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh tình nặng hơn hẳn. Vậy nên khi điều trị viêm mũi di ứng ở người già cần phải tuân thủ quy tắc dùng thuốc đúng, theo dõi tiểu sử của bệnh nhân và áp dụng cách điều trị phù hợp nhất.

Có thể áp dụng một số cách điều trị viêm mũi dị ứng cho người già bao gồm:

* Điều trị tại chỗ: 

Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng cho người già

Sử dụng một số thuốc xịt tại chỗ hoặc chọc rửa xoang, phẫu thuật cắt xén các xương xoăn. Nhằm giảm nhanh các dấu hiệu ngứa mũi, nghẹt mũi trị viêm mũi dị ứng.

* Điều trị toàn thân:

+ Dùng thuốc  kháng histamin như loratidin, chlophenoramine, clrytine,… chống phản ứng dị ứng giảm triệu chứng bệnh.

+ Trong trường hợp xuất hiện viêm bội nhiễm thì cần phải phối hợp dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc corticoid ( budesonide, fluticason propionate, beclomethason). Phối hợp một cách hợp lý nhất tránh tình trạng nhờn thuốc hoặc các tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải.

+ Những trường hợp chỉ có viêm mũi xoang đơn thuần không đi kèm với viêm kết mạc, nên dùng các thuốc kháng histamin xịt mũi như azelastin vì có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

+ Ở người lớn tuổi, nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 gồm các thuốc như promethazin, chlorpheniramin … Vì theo bác sĩ giải thích là thuốc nhóm này có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, táo bón, tụt huyết áp…

+ Nếu corticosteroid xịt mũi đơn thuần không có hiệu quả nên dùng phối hợp thêm các thuốc kháng histamin uống hoặc xịt mũi như loratadin, cetirizin, fexofenadin, azelastin.

* Điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu: 

Đưa các chất gây dị ứng vào cơ thể nhằm tạo ra sức đề kháng chống lại các dị nguyên gây dị ứng, cách này có thể hiểu đơn giản là như vắc xin phòng ngừa chất gây dị ứng. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian và có thể gây ra một số phản ứng phụ như kích ứng tại chỗ tiêm, dị ứng, sốc phản vệ… Vì thế chỉ được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên.

Quy tắc phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho người già

Căn bệnh viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể phòng ngừa khi xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng, đồng thời người bệnh cũng chủ động một lối sống sinh hoạt khoa học cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng một cách hiệu quả như sau:

  • Giữ ấm mũi khi nhiệt độ xuống thấp
  • Bịt khẩn trang khi ra đường
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên quét dọn liên tục
  • Giặt sạch các vận dụng cá nhân chăn, gối, chiếu thường xuyên tránh nhiễm khuẩn
  • Kiêng ăn thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Áp dụng một chế độ ăn uống thích hợp và rèn luyện thân thể thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả rất tốt.
  • Không để động vật nuôi sinh hoạt chung, hạn chế nuôi động vật trong nhà.

Người cao tuổi là độ tuổi sức khỏe suy giảm nên cần phải hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

CẦN BIẾT THÊM VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG: 

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *