Bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh – Những biểu hiện chớ xem thường

Viêm xoang là bệnh đường hô hấp không khó gặp và không bỏ sót một ai, từ người già đến trẻ em. Khác với người lớn, bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh thường dễ bị nhầm lẫn sang một số bệnh cảm mạo, cảm cúm thông thường.

Xoang là khoang chứa không khí nằm ở hai bên mũi, trên và dưới mắt. Bên trong xoang có độ ẩm, tối tăm nên tạp điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ trở thành đối tượng tấn công của chúng. Tham khảo ngay bài viết để biết được một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh để có biện pháp ứng phó kịp thời. Tránh để lâu bệnh sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm.

I. Tại sao trẻ sơ sinh bị bệnh viêm xoang?

Do cấu tạo cơ thể chưa hoàn thiện nên hệ thống xoang của trẻ sơ sinh có nhiều điểm khác biệt so với xoang mũi của người lớn. Trong các xoang mũi, chỉ có xoang sàng khi ra đời đã có, xoang hàm hình thành khi bé lên 3-4 tuổi, xoang bướm, xoang sàng trước và xoang sàng sau được hình thành khi trẻ bước qua độ tuổi 7- 8 tuổi. Như vậy có thể thấy, mặc dù xoang chưa phát triển đầy đủ và chỉ có thể được hoàn thiện khi trẻ đã trưởng thành, song trẻ sơ sinh vẫn có khả năng mắc bệnh viêm xoang và viêm xoang chỉ diễn ra ở hệ thống xoang sàng sau.

Ngoài ra, viêm xoang ở trẻ sơ sinh còn xuất phát từ nguyên do hệ thống niêm mạc xoang mũi của trẻ bị khô cộng thêm sức đề kháng còn yếu nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh trú ẩn trong hốc xoang, họng, phế quản tấn công, gây bệnh.

Kích thướt xoang của trẻ sơ sinh không lớn như của người lớn, đôi khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh vì triệu chứng không điển hình. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng lên đường hô hấp như: viêm thanh quản, viêm họng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

I. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh

Vì trẻ sơ sinh còn quá bé nên việc chẩn đoán chính xác bệnh đường hô hấp mà trẻ đang mắc gặp phải nhiều khó khăn vì bệnh có biểu hiện khá tương đồng với những bệnh hô hấp thông thường như: cảm cúm, viêm mũi dị ứng.

Theo các bác sĩ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu như trẻ sơ sinh chỉ bị bệnh cảm thông thường thì những triệu chứng bệnh sẽ biến mất chỉ trong vòng 1 tuần, không có biến chứng nguy hiểm gì thêm nhưng nếu các triệu chứng được hình thành do viêm xoang, chúng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:

triệu chứng viêm xoang ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh
  • Chảy dịch mũi: Đây là một trong những triệu chứng dễ bắt gặp nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh bị viêm xoang xoang cũng dễ gây nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu để ý, bố mẹ vẫn có thể phân biệt được thông qua màu sắc của dịch mũi. Nước mũi do viêm xoang gây ra có thường có màu vàng đục hay xanh nhẹ, có mùi hôi.
  • Sưng quanh mắt: Do đặc điểm cấu tạo bao quanh hốc mắc nên xoang chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mũi ngăn cách với mắt  chỉ bằng một vách xương rất mỏng, còn xoang sàng sau thì nằm ngay cạnh mắt. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị viêm xoang, bệnh sẽ kéo theo một số biểu hiện ở mắt. Cụ thể, vùng quanh mắt của trẻ sẽ bị sưng, ửng đỏ.
  • Ho: Hầu hết những triệu chứng của bệnh viêm xoang giống cảm cúm như ho, nghẹt mũi, ho khan. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện trên kéo dài hơn 10 ngày thì khả năng cao trẻ bị bệnh viêm xoang. Dịch mũi chảy xuống họng nên gây ho. Những cơn ho thường xuất hiện vào ban đêm, thỉnh thoảng trẻ ho vào ban ngày. Trẻ không bú được dài hơi như khi đang khỏe mạnh bởi tắc mũi.
  • Trẻ sốt nhẹ: Trẻ có phát sốt nhẹ, quấy khóc, khó chịu , người nóng ran, sau 3 – 4 ngày thân nhiệt mới hạ.

II. Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm xoang, bố mẹ cần làm gì?

Khi cha mẹ phát hiện trẻ xuất hiện những triệu chứng trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và trị bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.

trẻ sơ sinh bị viêm xoang
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm xoang, bố mẹ cần làm gì?

Hầu hết những trường hợp đến thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ vào những biểu hiện lâm sàn kết hợp với soi khám đèn tại khu vực tai, mũi, họng, day ấn một số điểm trên mặt bệnh nhi nhằm xác định điểm sưng tấy, đau nhức. Bằng một số dụng cụ y khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ xem xét hốc mũi để xác định bệnh. Một số xét nghiệm cần thiết như cấy chất nhầy vào xoang, cấy mủ sẽ giúp tìm vi khuẩn gây bệnh và chẩn đoán chính xác. Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt cắt lớp vi tính để phát hiện tổn thương do viêm xoang gây nên.

Trong thời gian điều trị bệnh cho trẻ, bố mẹ cần chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lí để cải thiện tình trạng bệnh, lưu ý giữ xoang mũi của trẻ luôn ẩm.  Ngoài ra, bố mẹ cần cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C.

Bên cạnh đó, bố mẹ tránh tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Với một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh cùng hướng giải quyết khi phát hiện trẻ bị mắc phải tình trạng trên, hy vọng bố mẹ có thể chủ động hơn khi chăm sóc trẻ, tránh những tình huống không đáng có do thiếu hiểu biết gây nên.

Hương Giang

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *