Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây y đôi khi vấp phải một số hạn chế đó là tác dụng phụ của thuốc và không làm dứt điểm căn nguyên nên bệnh cứ tái phát thường xuyên nhiều lần. Việc chuyển sang điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y được chú trọng nhằm giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ từ thuốc tây y. Phân tích rõ phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y mà mọi người nên biết để cải thiện bệnh một cách hiệu quả ngay sau đây nhé

Giải mã cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Phương pháp dùng thuốc Đông y trị bệnh là một cách chữa truyền thống có hàng ngàn năm lịch sử. Thầy thuốc giỏi từ những thế kỷ trước đã ghi chép lại bệnh viêm mũi dị ứng là thể phế, tỳ khí hư mà ra. Biểu hiện ra bên ngoài là các dấu hiệu thông thường dễ gặp như chảy nước mũi, nhức mũi, đau nhức mũi kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu.

  Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y

Y học cổ truyền còn quan niệm rằng mũi là cửa ngõ của hệ thông hô hấp, cơ quan đầu tiên trong quá trình lọc khí lực hiện chức năng hô hấp. Cũng vì lý do này mà mũi là nơi dễ bị các phong tà độc từ bên ngoài xâm nhập , hao tổn nguyên khí phát sinh nên bênh viêm mũi dị ứng. Bệnh liên quan đến tỳ và thận, nên khi tỳ khí và thận khí bị hư suy thì cũng dễ bị ngưng trệ, gây tiết dịch chảy mũi.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân có thể hình thành viêm mũi dị ứng được tóm gọn trong 3 nguyên nhân:

  • Cơ thể suy nhược
  • Tà độc xâm phạm
  • Tỳ và thận hư tổn

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y sẽ dựa vào nguyên nhân gây bênh, từ đó sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp để tăng cường chức năng các tạng tỳ, phế, thận và đồng thời ngăn chặn tà độc xâm phạm thì bệnh tức khắc được chữa trị khỏi hẳn. Dựa trên nguyên lý này mà từ xưa, các bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng được ứng dụng kết hợp kèm theo việc chăm sóc, phòng ngừa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đã giúp giảm bệnh viêm mũi dị ứng khá tốt. Đặc biệt, cho tới nay việc dùng thuốc Đông y chế biến kết hợp từ các nguyên liệu thiên nhiên nên có thể đào thải nhanh qua thận, hạn chế thấp nhất tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc.

3 Bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Sau khi thăm khám, bắt mạch để kiểm tra bệnh tình và tìm ra nguyên nhân gây bệnh do phong hàn hay phong nhiệt gây nên thì các thầy thuốc sẽ chỉ định các vị thuốc phù hợp giúp điều trị tận gốc căn nguyên cải thiện bệnh. Theo Đông y điều trị viêm mũi dị ứng được chia là các thể gồm:

Bài thuốc 1:  Trị thể phong hàn phạm phế

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y

  • Chủ trị: Tán hàn, sơ phong, thông khiếu nhờ vị thuốc có tính ấm, nóng trị phong. Thích hợp dùng cho trường hợp bị viêm mũi dị ứng thời tiết, người ớn lạnh, sợ lạnh.
  • Dùng bài thuốc: Ké đầu ngựa 15g, quế chi 10g, bạch chỉ 10g, kinh giới 12g, bèo cái 10g, thông bạch 6g, đại táo 6g, mã đề 10g. Khi dùng chỉ cần dùng sắc với nước, cứ 1,2 lít nước sắc còn khoảng 200ml nước là lấy uống được. Chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút sẽ cải thiện bệnh tình một cách tích cực.

Bài thuốc 2: Trị thể phong nhiệt phạm phế

  • Chủ trị: Thông khiếu, tán phong thanh nhiệt, thích hợp dùng cho người bị viêm mũi dị ứng gặp thời tiết nóng, đâu đầu, nghẹt mũi phát sốt, ra mồ hôi. Sử dụng các thuốc có tính mát, vị cay giảm bệnh.
  • Thành phần: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 15g, bồ công anh 12g, lá dâu tằm 8g, rau diếp cá 12g, cúc tần 10g, mã đề 12g, cam thảo nam 6g, bạc hà 8g, kinh giới 12g. Khi dùng đem sắc với 1,2 lít nước đem sắc cạn còn khoảng 300ml nước rồi chắt lấy nước uống. Ngày sắc uống 2 lần sẽ cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Bài thuốc 3: Trị thể phế, tỳ khí hư

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y

  • Chủ trị: Bổ thông khiếu, tăng sức đề kháng, ích phế cổ biểu. Thích hợp dùng cho trường hợp bị viêm mũi dị ứng bởi tà độc xâm nhập, kèm theo người mệt mỏi, hắt xì hơi, n gứa mũi, chảy nước mũi nhiều.
  • Bài thuốc dùng: Thành phần của bài thuốc này gồm: Kinh giới 12g, bạch chỉ 8, Đẳng sâm 12g, rễ đinh lăng 12g, bạc hà 8g, mã đề 12g, ý dĩ (sao) 12g, đậu ván (sao vàng) 12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g. Đem thang thuốc sắc với nước uống trước bữa ăn. Ngày chia làm 3 lần sẽ thấy công dụng khá tốt

Trường hợp kèm theo thận, tỳ hư thì có thể thêm một số vị thuốc khác kèm theo gồm: Ba kích, quế chi, cốt toái bổ, trinh nữ tử, câu kỷ tử …vào tùy hàm lượng thầy thuốc chỉ định thuyên giảm bệnh.

Thạc sĩ, bác sĩ y học cổ truyền Trần Quang Khải nhận định: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng thu được hiệu quả khá tốt. Nhưng hiện nay phương thuốc Đông y có hạn chế là cho hiệu quả chậm hơn nên không phổ biến bằng thuốc tây y nên khi lựa chọn điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y cần tìm đến những địa chỉ uy tín, và cần phải kiên trì áp dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc mới phát huy tác dụng tốt.

Vị thuốc thảo dược chữa viêm mũi dị ứng khác

Trong dân gian vẫn còn xuất hiện một số vị thuốc thảo dược có tác dụng chữa viêm xoang tốt bao gồm:

– Thảo dược cây hoa cứt lợn: Theo  nghiên cứu trong thành phần của hoa ngũ sắc có chứa lượng tinh dầu có khả năng kháng viêm, chống phù nề, chống viêm mũi dị ứng cấp và mãn tính. Cách dùng khá đơn giản có thể lấy lá tươi của cây đem rửa sạch và giã nát rồi vắt lấy nước cốt, thấm vào bông gòn rồi nhét vào mũi để khoảng 1 giờ tháo bỏ.

– Thảo dược ké đầu ngựa: Dùng ké đầu ngựa trị viêm mũi dị ứng sẽ có một số tác dụng tốt như kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, chống dị ứng cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng. Khi dùng chỉ cần sắc toàn cây ké đầu ngựa dùng nấu nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày cho tới khi giảm bệnh.

– Thảo dược ngải cứu: Dân gian dùng thảo dược ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng theo cách đơn giản như lấy 100g ngải cứu đem phơi khô rồi đem giã cho lá tơi ra và cuốn vào 1 tờ giấy hình điếu thuốc rồi hơ trên một số huyết đỉnh đầu. Mẹo này hơi khó thực hiện và cần tham khảo thêm thầy thuốc đông y để biết vị trí huyệt vị, cẩn thận tránh để bị cháy xém tóc nhé.

Viêm mũi dị ứng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên dễ xảy ra, lặp lại thường xuyên nhiều lần trong năm do đó ngoài việc kiên trì dùng thuốc trị bệnh thì bệnh nhân cũng nên tìm ra nguyên nhân gây dị ứng cụ thể để ngăn chặn tiếp xúc bùng phát bệnh. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống rèn luyện sức khỏe gồm rau tính ấm, quả mọng, ngũ cốc… Tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với tiết trời lạnh hoặc thức uống lạnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

TẦN TẦN TẬT MUỐN BIẾT VỀ VIÊM MŨI DỊ ỨNG:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *