Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể bạn không ngờ tới

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, nhất là khi chuyển mùa. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng rất đa dạng: bụi, phấn hoa, ký sinh trùng, thậm chí ăn một số loại thực phẩm không phù hợp cũng có thể gây bệnh trên.

Dưới đây, bài viết sẽ liệt kê một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp, giúp bạn chủ động hơn vì chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thì mọi biện pháp chữa trị và phòng tránh mới thực sự phát huy được tác dụng.

 nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể bạn không ngờ tới

Thông thường, khi gặp vật lạ xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng để tự vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng quá mức sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp màng lót (niêm mạc mũi) bị viêm khi cơ thể hít phải dị vật trong không khí hay do thời tiết biết đổi đột ngột, bất ngờ.

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng lại có thể khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi và phiền toái vì những triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, đau họng…do bệnh gây ra.

Có hai dạng viêm mũi dị ứng: viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa.

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (còn được gọi là sốt cỏ khô): thường gặp vào mùa hè, xuân, mùa thu (tùy vùng) do bào tử và phấn hoa trong gió, có thể xuất phá từ nấm mốc, cỏ cây, lá cây khô…
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: tác nhân gây biêm mũi thường xuất hiện quanh nhà như mạt, ve, bụi, mảng da bong tróc của thú vật… Đôi khi có thể là nấm mốc trên mảng giấy dán tường, rèm thảm, cây trồng, vật dụng được bọc vải.

Ngoài ra còn có trường hợp viêm mũi dị ứng do thức ăn gây ra. Tuy nhiên, số lượng đối tượng gặp phải tình trạng trên chiếm tỉ lệ khá nhỏ.

I. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là môt bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo số liệu thống kê của Viện Hàn lâm dị ứng Hen suyễn và Miễn dịch học của Hoa Kỳ, có từ 10-30% dân số trên thế giới bị mắc bệnh này, nguyên nhân chủ yếu do những tác nhân sau đây:

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là gì?
  • Do thời tiết trở thay đổi: 

Thời tiết thay đổi bất ngờ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể chưa kịp thích ứng để có sự điều chỉnh làm quen với môi trường mới cho phù hợp. Trong khi đó, mũi được xem như “cửa ngỏ” của đường hô hấp, là bộ phận đầu tiên và chịu tác động trực tiếp bởi sự thay đổi của thời tiết. Chính thế, thời tiết biến đổi từ nóng sang lạnh hay ngược lại đều dễ gây bệnh viêm mũi dị ứng.

  • Do không khí bị ô nhiễm:

Bên cạnh yếu tố khí hậu, môi trường bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất cân bằng di ứng. Song song với yếu tố đó là cơ địa nhạy cảm, mất đi khả năng chống đỡ tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường, làm tăng tỉ lệ mắc viêm mũi dị ứng.

  • Do kích ứng với một số thành phần của nước hoa, mỹ phẩm

Khi cơ thể dị ứng vớ với phấn hoa, thành phần hóa học trong nước hoa, mỹ phẩm sẽ kích thích tế bào ở niêm mạc mũi giải phóng Histamin cùng những chất gây triệu chứng ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi – những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng.

  • Do dị ứng với thực phẩm

Một trong những tác nhân gây viêm mũi dị ứng nhưng không phổ biến lắm nhưng không phải không xảy ra đó là do dị ứng thực phẩm. Một số đối tượng bị dị ứng với một số thành phần có trong thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được có thể sản sinh Histamin gây viêm mũi dị ứng.

  • Do thuốc điều trị

Trong một số trường hợp, khi cơ thể không tổng hợp được một số loại thuốc sẽ gây tình trạng viêm mũi dị ứng.

  • Do di truyền

Viêm mũi dị ứng có liên quan đến tiền sử gia đình. Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị viêm mũi dị ứng thì khả năng di truyền lên đến 70%, khả năng mắc bệnh là 30%.

  • Do yếu tố khác

Bị hen suyễn, mề đay, rối loạn hệ thần kinh thực vật, rối loạn chuyển hóa là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm mũi dị ứng.

II. Một số cách phòng tránh viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khá đa dạng. Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả, cách tốt nhất là các bạn nên tránh xa tác nhân gây dị ứng. Cụ thể:

phòng viêm mũi dị ứng
Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả, cách tốt nhất là các bạn nên tránh xa tác nhân gây dị ứng

# Đối với viêm mũi di ứng theo mùa:

  •  Nằm trong nhà, đóng cửa sổ
  • Sử dụng máy lạnh để lọc sạch không khí, hạn chế dùng quạt vì nó có thể mang các dị nguyên bên ngoài vào.
  • Tắm, thay quần áo sau khi đi ra ngoài về, không phơi quần áo ngoài trời.
  • Những lúc giao mùa, tiết trời thay đổi từ nóng sang lạnh, người bệnh nên mặc đủ ấm.

# Đối với bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm:

  • Chăn gối, nệm.. thường ẩn chứa nhiều bụi bẩn, sinh vật gây hại. Do đó, các bạn cần vệ sinh chăn gối, bọc nệm cho thật sạch sẽ.
  • Sử dụng máy lọc không khí để lọc bỏ bụi bẩn, sinh vật gây hại trong không khí,.
  • Nếu bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, hóa chất,… bạn cần tránh xa những tác nhân  trên.
  • Làm giảm sinh mốc: Không để thú nhòi bông ở đầu giường ngủ. Thường xuyên làm sạch chăn ga, gối hằng tuần bằng nước nóng, làm sạch các bề mặt sinh mốc bằng máy điều hòa độ ẩm, máy lạnh, độ ẩm trong nhà cần dưới 50%.
  • Tránh tiếp xúc với bụi ngoài đường và bụi trong nhà. Do đó, cần vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, mang khẩu trang khi đi ra đường.

Ngoài ra, dù bị viêm mũi dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng quanh năm thì người bệnh nên nâng cao sức đề kháng tự nhiên bằng các, giảm bớt sự nhạy cảm bằng yếu tố kháng chất, tắm suối nước nóng, khí hậu liệu pháp, châm cứu, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Tránh để lâu bệnh chuyển thành mãn tính hay dẫn đến những biến chứng: viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn…, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều,

Với một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và cách phòng tránh bài viết vừa trình bày trên, hy vọng bạn chủ động hơn trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh. Chúc các bạn sớm khỏe mạnh.

Biên soạn: Hoàng Nhân

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường có tốt không, có hiệu quả thật không?”, “Bài thuốc sử dụng liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?”,… Để có được đáp án cho những vấn đề đó, mời mọi người lắng nghe chính phản hồi từ những người bệnh đã và đang sử dụng bài thuốc gia truyền này của dòng họ Đỗ Minh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *