11 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà cực đơn giản nên áp dụng

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng thuốc chỉ với những nguyên liệu rẻ tiền  – Tại sao không? Chỉ với 11 cây cỏ quanh nhà sau, những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ biến mất nhanh chóng.

Theo thầy thuốc Nguyễn Văn LượngBệnh viện y học cổ truyền Việt Nam cho hay: Viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát khi gặp tác nhân gây bệnh. Do đó, dùng thuốc chữa bệnh lâu dài sẽ tác động tiêu cực đến niêm mạc mũi, tổn thương xoang, khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng cây cỏ quanh nhà để chữa bệnh. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc 11 cây cỏ quanh nhà do thầy Lượng tư vấn.

cách trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà
Chỉ với 11 thảo dược quanh nhà, những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ biến mất nhanh chóng. 

I. 11 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả

Khi bị viêm mũi dị ứng, bệnh sẽ có một số biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ho, đau họng… làm ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe của người bệnh. Để khắc phục những triệu chứng trên, 11 mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các thảo dược thiên nhiên dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi chúng chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng.

chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
11 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả

1. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc còn có tên gọi khác là hoa cứt lợn, cỏ hôi, hoa ngũ vị… thường mọc hoang tại nhiều đồng cỏ ở các vùng quê. Hoa ngũ sắc là cây thân cỏ, nhiều lông, cao trung bình từ 25 – 30 cm, hoa nhỏ có màu tím, xanh.

Theo đông y, hoa ngũ sắc có vị đắng, tính mát. Là một loài cây dại nhưng hoa cứt lợn có tác dụng chữa các bênh như viêm xoang, phù nề, hồi phục vết thương do bỏng, thân cây được dùng để nấu nước gội đầu chữa gàu hoặc chốc sài cho trẻ em.

Nói rõ hơn về công dụng chữa viêm mũi dị ứng của cây hoa ngũ sắc, bác sĩ Nguyễn Văn Lượng cho biết: Trong tinh dầu cây ngũ sắc chứa một số chất saponin và ancaloit – đây là thành phần có tác dụng chống viêm, chống phù nề và dị ứng cho cả trường hợp viêm mũi cấp tính và mạn tính rất tốt.

Thực tế, nhiều trường hợp đã khỏi bệnh viêm xoang bằng cây cứt lợn. Chị Nguyễn Thị Ngọc Loan (29 tuổi, Nhân viên kinh doanh, Vũng Tàu) là một trong số đó. Chị chia sẻ: Cứ mỗi khi bi viêm mũi dị ứng, tôi lại xông mũi bằng hoa ngũ sắc. Khoảng 3 tuần thì khỏi bệnh. Bây giờ, mỗi khi bệnh tái phát, tôi không uống thuốc tây nữa mà chỉ dùng hoa ngũ sắc để trị bệnh”.

cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng công hiệu

Cách thực hiện bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng hoa ngũ sắc đơn giản như sau:

✪ Nguyên liệu cần có: 100 gam hoa ngũ sắc tươi

✪ Cách thực hiện hiệu quả: 

  • Hoa ngũ sắc rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt.
  • Nhỏ nước cốt trên vào mũi, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 2-3 giọt, hạ thấp đầu để nước cốt thấm đều hơn.
  • Người bệnh cũng có thể thực hiện bằng cách dùng tăm bông nhúng vào nước nước cỏ hôi và nhét vào mũi, để tầm 15 phút thì rút bông ra, xì mũi nhẹ nhàng để đẩy dịch mũi ra ngoài.

2. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tỏi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là cách chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả, được nhiều người áp dụng và khỏi bệnh chỉ sau 2 – 4 tuần áp dụng.

Tác giả Võ Văn Chi trong cuốn Những cây thuốc Việt Nam có giới thiệu công dụng của tỏi: Tỏi có tính ôn, vị cay, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sát trùng, tiêm đờm, tiêu viêm nên được sử dụng để trị các bệnh chảy máu cam, cảm lạnh, ho, viêm xoang và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy trong thành phần của tỏi chứa hàm lượng lớn acllicin – một chất có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn. Ngoài ra, một số thành phần có khả năng diệt khuẩn khác cũng được tìm thấy như allin, fitomnxit, glucogen.

Như vậy, việc dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng dù chỉ là cách truyền miệng nhưng đã được y học chứng minh về công dụng trị bệnh, người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi – đơn giản mà hiệu quả.

Cách thực hiện bài thuốc đơn giản như sau:

# Cách 1: Nước ép tỏi chữa viêm mũi dị ứng

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, ép lấy nước, hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1:1.
  • Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý rồi nhỏ dịch trên vào mũi mỗi ngày.
  • Khi mới thực hiện, bạn sẽ có cảm giác cay nồng, nóng, khó chịu. Tuy vậy, hãy cố gắng, kiên trì, các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ giảm đi đáng kế.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn 2 tép tỏi hằng ngày để trị viêm mũi dị ứng tại nhà

# Cách 2: Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngâm rượu

Bên cạnh nước ép tỏi, cách dùng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng cũng được nhiều người áp dụng để trị bệnh. Cách thực hiện đơn giản như sau:

 ✪ Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 200-300 gam tỏi
  • 1 lít rượu trắng

 ✪ Cách thực hiện hiệu quả:

  • Bóc sạch vỏ tỏi, đập nhỏ, ngâm rượu khoảng 9 -10 ngày. Khi rượu chuyển màu vàng nghệ thì có thể dùng được.
  • Uống đều đặn rượu tỏi mỗi ngày 1 muỗng cà phê vào hai buổi sáng hoặc tối. Dùng liên tục trong nửa tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

 ✪ Lưu ý: Khi dùng tỏi chữa bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Không uống rượu tỏi hoặc ăn tỏi sống quá nhều vì tỏi có thể làm loãng máu.
  • Khi đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường, hạ đường huyết hoặc bị bệnh đường tiêu hóa đang chờ phẫu thuật, bệnh nhân không nên dùng tỏi vì sẽ ảnh hường đến khả năng đông máu.

3. Sáp ong chữa viêm mũi dị ứng nhà nhà hiệu quả

“Sáp ong có thể được xem là khắc tinh của viêm mũi dị ứng” – bác Nguyễn Văn Thanh (65 tuổi, đã nghỉ hưu, Nhơn Trạch, Đồng Nai) chia sẻ. “Cứ mỗi khi trở trời là tôi bị viêm mũi dị ứng. Mới đầu tôi còn dùng thuốc, sau bệnh tái đi phát lại nhiều nên không màng đến nữa, chỉ tìm cây cỏ để chữa bệnh. Tôi đã dùng nhiều cách như gừng, tỏi… nhưng phải đến sáp ong mới thấy được công dụng nhanh chóng và rõ rệt.”

Sáp ong là tổ nuôi ong, được hình thành do những con ong thu lượm nhiều loài thực vật khác nhau rồi chế biến thành lớp keo dẻo quánh để hàn kín tổ.

Từ lâu, sáp ong đã được công nhận về tác dụng làm đẹp và chữa bệnh đường tiêu hóa nhưng chữa bệnh viêm xoang thì nghe có vẻ lạ lẫm và khó tin. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh được trong sáp ong chứa nhiều chất cellulose, monosaccharide, nicotinic axid,  folic axid, vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E và D… đều là những thành phần có tính kháng khuẩn cao, có thể chữa được các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, nhất là viêm mũi dị ứng.

Sáp ong chữa viêm mũi dị ứng
Sáp ong chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn cao, có thể chữa viêm mũi dị ứng.

Cách chữa bệnh viêm mũi bằng sáp ong được thực hiện đơn giản như sau:

# Cách 1: Nhai sáp ong

  • Mỗi ngày lấy 2 -3 miếng sáp ong nhai nuốt hết nước mật rồi bỏ bã.
  • Thực hiện khoảng 2 -3 ngày, các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất.

# Cách 2: Rượu sáp ong

  • Cho sáp ong vào một bình thủy tinh nhỏ, đổ rượu trắng ngập lên trên sáp ong, đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo tầm 3 tháng thì dùng được.
  • Mỗi lần uống lấy ra một ly nhỏ, ngày uống 2 lần, kiên trì trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm.

✪ Lưu ý một số điều sau để sử dụng sáp ong được an toàn và hiệu quả:

  • Không dùng sáp ong cho trẻ em dưới 1 tuổi, người bệnh mới phẫu thuật, bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp hoặc tiểu đường.
  • Không bảo quản sáp ong trong hộp bằng kim loại bởi trong sáp ong chứa nhiều đường, axit hữu cơ. Dưới tác dụng của men, một phần chất này chuyển hóa thành axit etylenic ăn mòn lớp kim loại, gia tăng lượng kim loại cho sáp ong khiến sáp ong bị biến chất. Khi ăn dễ bị lợm miệng, nôn mửa.

4. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng hạt gấc

Nhắc đến gấc, nhiều người nghĩ ngay đến món xôi gấc thơm ngon, béo ngậy nhưng ít ai biết, hạt gấc có tác dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, nhất là bệnh viêm mũi dị ứng rất công hiệu.

Cô Lưu Mỹ Linh (54 tuổi, Đồng Hới, Quảng Bình) chia sẻ: Mỗi lần nấu xôi gấc, tôi lại để dành hạt gấc để chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho con mình. Hễ thời tiết thay đổi là cháu bị viêm mũi dị ứng, khò khè mãi rất thương. Sau vài ngày dùng bài thuốc, các triệu chứng bệnh của bé cũng thuyên giảm nhiều, cháu có thể an tâm học hành và vui chơi.

Lý giải về tác dụng chữa viêm mũi dị ứng của hạt gấc, bác sĩ Nguyễn Văn Lượng cho biết: Hạt gấc có tên gọi khác là hạt mộc thiết, từ lâu đã được dùng để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tác dụng trị bệnh của hạt gấc không kém gì mật gấu.

Hạt gấc được dùng để điều trị bệnh viêm xoang. Theo kết quả lâm sàn của Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM, 70% người bệnh viêm mũi dị ứng khỏi bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng hạt gấc
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tác dụng trị bệnh của hạt gấc không kém gì mật gấu.

Cách chữa bệnh viêm mũi bằng hạt gấc nướng ngâm rượu được thực hiện đơn giản như sau:

✪  Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 25 – 30 hạt
  • 1 lít rượu trắng

✪  Cách thực hiện hiệu quả:

  • Lấy 25 hạt gấc đem nướng cho cháy xém vỏ ngoài.
  • Đem chỗ hạt gấc nướng giã nhỏ.
  • Cho hạt gấc vào lọ rồi đổ rượu ngập bên trong. Ngâm chừng 1-2 ngày để hạt gấc ngấm rượu rồi mới đem đi sử dụng.

✪  Cách dùng:

  • Dùng tăm bông thấm dịch trên bôi lên sống mũi, đợi 2 phút rồi xì nhẹ dịch mũi ra, bạn sẽ thấy mũi thông thoáng, cơn đau cũng giảm đi đáng kể.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thấm dung dịch vào khăn bông, đắp lên sống mũi để qua đêm.

✪  Lưu ý khi dùng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng:

  • Công dụng chữa bệnh của hạt gấc được y học kiểm chứng, tuy nhiên, hạt gấc có chứa độc tố nên mọi người cần cẩn thận khi dùng. Không được phép dùng hạt gấc uống vì có thể gây ngộ độc mà chỉ được dùng hạt gốc bôi ngoài da với liều lượng vừa phải (2-4 gam).
  • Khi bôi dung dịch rượu hạt gấc, không thấm trực tiếp vào niêm mạc mũi, chỉ được phép bôi lên sống mũi.
  • Khi dùng hạt gấc chữa bệnh, người bệnh hạn chế ăn một số món ăn như cà rốt, đu đủ, bí đỏ để tránh hiện tượng vàng da.

5. Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý

Muối là một chất điện giải quan trọng cho cơ thể, được dùng nhiều trong bữa ăn hằng ngày. Chỉ với nguyên liệu muối và nước cùng một số thao tác thực hiện, những triệu chứng đáng ghét của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ không còn làm phiền bạn nữa.

Dung dịch nước muối có tác dụng diệt trùng, diệt khuẩn, chống viêm cực kì hiệu quả. Khi dùng nước muối sinh lí chữa viêm mũi dị ứng, dịch nhầy sẽ loãng ra, dễ chảy hơn, người bệnh không còn ngạt mũi.

Đồng thời, nhờ có tính sát khuẩn, vi khuẩn gây hại ở niêm mạc mũi sẽ bị tiêu diệt, giảm tình trạng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lượng cũng chia sẻ: “Tính tôi rất cẩn thận, trong nhà bao giờ cũng có sẵn chai nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi khi bị viêm mũi dị ứng. Tôi khuyên các bạn nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi hằng ngày để làm sạch mũi, giúp mũi thông thoáng. Nếu có thời gian, bạn có thể tự làm nước muối sinh lý mà không cần phải mua tại tiệm thuốc tây.”

Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý
Muối tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở niêm mạc mũi.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lí được bác sĩ Lượng chia sẻ được thực hiện như sau:

✪ Chuẩn bị: chuẩn bị 1 lít nước sạch và 9 gam muối.

✪ Cách thực hiện hiệu quả: 

  • Cho nước vào nồi nấu đến khi nước sôi thì cho muối vào, tắt bếp, đợi nguội.
  • Lấy một ống xi lanh và một lọ chứa nước nhỏ mũi đã qua sử dụng đem đi tiệt trùng bơm nước muối vào.
  • Xịt nước muối vào 2 bên cánh mũi.
  • Sau khi xịt xong, hỉ nhẹ từng cánh mũi để đẩy dịch nhầy ra ngoài.

✪ Lưu ý khi dùng nước mũi chữa viêm mũi dị ứng:

  • Pha đúng tỉ lệ, không pha nước muối quá đặc.
  • Dùng nước muối âm ấm để rửa mũi.
  • Chỉ nên rửa mũi bằng nước muối 2-3 lần một ngày, không dùng nhiều vì nước muối có thể gây khô mũi, mũi dễ bị kích ứng hơn.

6. Gừng chữa viêm mũi dị ứng công hiệu

Từ lâu, gừng được dùng như một vị thuốc trong dân gian để chữa các bệnh tiêu hóa, phong hàn và các bệnh đường hô hấp như long đờm…

Chị Nguyễn Thị Ninh (45 tuổi, Thợ may, Bến Tre) chia sẻ: “Mỗi khi bị viêm mũi dị ứng, tôi không uống thuốc tây vì nóng người, dễ nỗi mụn. Thay vào đó, tôi uống nước gừng. Cách này tuy phải thực hiện thường xuyên nhưng bù lại rất công hiệu, không có tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây thông thường.”

chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng
Từ lâu, gừng được dùng như một vị thuốc trong dân gian để chữa các bệnh tiêu hóa, phong hàn và các bệnh đường hô hấp như long đờm…

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng này đặc biệt dành cho những người không có nhiều thời gian. Chỉ với vài củ gừng, bạn cũng có thể chữa bệnh hiệu quả. Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng được thực hiện như sau:

# Cách 1: Nước gừng trị viêm mũi dị ứng

 Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 củ gừng
  • 1 lít nước sạch

✪ Cách thực hiện hiệu quả

  • Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ
  • Thái gừng thành từng lát mỏng
  • Đun sôi nước
  • Cho gừng vào nồi, tắt bếp đợi 15 phút.

✪  Cách dùng: Sau khi tinh chất gừng tan trong nước, dùng nước trên uống trự tiếp khi còn nóng để đạt được công hiệu. Uống mỗi ngày 3 lần, sau khi ăn đến khi khỏi bệnh.

Lưu ý: Không dùng gừng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người bị cảm nắng, người trước hoặc sau phẫu thuật.

# Cách 2: Xông hơi với gừng chữa viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện đơn giản như sau:

✪  Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 lít nước
  • 200 gam gừng tươi

✪  Cách thực hiện hiệu quả:

  • Gừng đem rửa sạch, thái thành lát mỏng
  • Cho gừng vào nồi nước, đun sôi 5 phút rồi tắt bếp, để nước nguội khoảng 80 độ.
  • Dùng mền hay khăn trùm kín người lại, xông hơi.

Cách trên không chỉ giúp lấy sạch dịch trong khoang mũi mà còn giúp cho khí huyết lưu thông tốt hơn, da dẻ hồng hào. Bạn nên kết hợp hai biện pháp trên để giảm nhanh tình trạng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.

7. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng quả ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa còn được gọi là Thương nhĩ tử, có tính ôn, vị ngọt, ít độc, là cây mọc hoang ở nhiều vùng miền ở nước ta.

Ké đầu ngựa có nhiều loại như ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền nhưng làm thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất là loại ké đầu ngựa có tên thuốc “thương nhĩ tử” trong Đông Y (quả già phơi khô của cây ké đầu ngựa).

Theo Đông Y, từ lâu ké đầu ngựa được sử dụng để chữa các bệnh nhức đầu do phong hàn, mẫn ngứa, chân tay có rút, chảy mũi, viêm mũi dị ứng. Các nghiên cứu ý học hiện đại cũng đã cho thấy, trong quả ké đầu ngựa có chứa  các chất Alcaloid, saponin, chất béo, iod có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, chống dị ứng.

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng quả ké đầu ngựa
Trong quả ké đầu ngựa có chứa  các chất Alcaloid, saponin, chất béo, iod có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, chống dị ứng.

Người bệnh có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng quả ké đầu ngựa theo 2 cách dưới đây: dùng độc vị (chỉ dùng mỗi ké đầu ngựa) và kết hợp một số vị thuốc khác trong phương thuốc “Thương nhĩ tử tán”:

# Cách 1: Độc vị ké đầu ngựa

Dùng một lượng ké đầu ngựa thích hợp, sao đến khi quả có màu xám, tán thành bột nhuyễn.

Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 3 gam, thực hiện liên tục trong 2 tuần rồi nghỉ một vài hôm (1 đợt điều trị), nghỉ vài hôm rồi dùng tiếp.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lượng, khi quan sát lâm sàn ở bệnh nhân chữa viêm mũi dị ứng bằng quả ké thu được kết quả: sau 2-3 liệu trình, phản ứng dị ứng ở bệnh nhân được cải thiện rõ rệt hoặc bệnh tái phát thưa hơn so với trước đây.

# Cách 2: Phương thuốc “Thương nhĩ tử tán”

✪ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 8 gam thương nhĩ tử (ké đầu ngựa)
  • 15 gam tân di
  • 30 gam bạch chỉ
  • 1,5 gam bạc hà

✪ Cách thực hiện hiệu quả:

  • Tán tất cả những nguyên liệu trên thành bột mịn, uống sau mỗi bữa ăn với liều lượng thích hợp là 6 gam, chiêu thuốc bằng lá chè và nước sác hành trắng (làm thang).
  • Bạn cũng có thể sử dụng dạng thuốc sắc: dùng vị thuốc với liều lượng như trên sắc thuốc uống trong ngày.

✪ Lưu ý:

  • Vị thuốc bạc hà phải cho vào sau (sau khi sắc thuốc xong mới cho bạc hà vào)
  • Tân di cần dùng vải bọc lại, tránh lẫn với nước thuốc gây ngứa.

Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể căn cứ vào triệu chứng bệnh mà gia giảm thuốc cho phù hợp:

  • Nếu nước mũi có màu vàng đặc, mùi khó chịu, trán đau kịch liệt, đầu choáng váng: thêm 20 gam thạch cao sống, 10 gam kim ngân hóa, 8 gam hoa cúc. Thêm lượng trên vào thuốc sắc hoặc đem nấu chung với lá trà và hành trắng (làm thang).
  • Nếu nước mũi chảy nhiều hoặc gặp trời lạnh, bệnh chuyển phát nặng hơn, nên bỏ thêm bạc hà, kinh giới, tía tô, mỗi vị 8-10 gam.

8. Chữa viêm mũi dị ứng bằng hành tây

Chị Trần Thị Ngọc Anh, (quản lý khách sạn,Sa Huỳnh, Quảng Ngãi) chia sẻ: “Cứ mỗi khi động đến phấn hoa là tôi hắt xì liên tục, mũi đỏ ửng, khó chịu. Mỗi lần như vậy, tôi đều dùng hành tây để chữa trị. Thông thường, sau khoảng 3-4 ngày áp dụng, tôi không còn bị viêm mũi dị ứng nữa.”

Hành tây không chỉ được dùng trong món ăn hằng ngày mà còn được dùng để chữa bệnh. Điều này được chứng minh trong công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Võ Thành Nam. Tác giả cho biết trong hành tây chứa allicin – chất này cũng tìm nhiều trong tỏi, có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp lưu thông đường thở, giảm triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi…

Thêm vào đó, trong hành tây còn chứa chất chống viêm, ức chế phản ứng kháng histamin giúp ngăn ngừa phản ứng gây dị ứng rất nhanh nên được dùng để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà công hiệu.

Hành tây chứa allicin – chất này cũng tìm nhiều trong tỏi, giúp lưu thông đường thở, giảm triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi…

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hành tây được thực hiện như sau:

# Cách 1: Thoa tinh dầu hành tây lên mũi trị viêm mũi dị ứng

  • Lấy nửa củ hành tây, cắt nhỏ rồi giã nhuyễn. Pha thêm một ít nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.
  • Dùng tăm bông thấm dung dịch trên thoa vào trong mũi, để khoảng 15-30 phút rồi xì mũi ra, rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý.

# Cách 2: Trị viêm mũi dị ứng bằng cách xông hơi hành tây

Bằng cách này, hơi nóng của nước và tinh dầu có trong hành tây giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi, đẩy hết dịch ứ đọng trong xoang mũi, giúp mũi thông thoáng.

  • Lấy 2 củ hành tây thái nhỏ, đem vào nồi. Thêm 1 chén giấm gạo và nước sạch rồi đem nấu trong 10 phút.
  • Dùng khăn trùm đầu và xông hơi. Hít hơi thật sâu để tinh dầu và các hoạt chất thấm lên mũi. Xông từ 5-7 phút thì ngừng.
  • Thực hiện đều đặn 3 lần trên tuần đến khi bệnh khỏi hẳn.

# Cách 3: Hành tây ngâm rượu chữa bệnh viêm mũi dị ứng

  • Dùng một củ hành tây đem thái nhỏ, ngâm với 200 ml rượu, để nơi thoáng mát trong 1 tuần.
  • Hành tây và rượu đều có tính sát khuẩn. Dùng bông gòn thấm vào dung dịch trên thấm lên mũi để giảm viêm.
  • Thực hiện vài lần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

9. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây Giao

Cây giao còn được gọi là cây xương cá, không có lá và gai, được dùng làm cảnh là chủ yếu nên không được nhiều người biết đến tác dụng chữa bệnh.

Theo Đông y, cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, ít độc, có khả năng tiêu viêm, khử phong, sát trùng… Khi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng tái phát, chỉ cần dùng cây giao đúng cách, bạn sẽ không còn nghẹt mũi, sổ mũi, điếc mũi, hắt xì…

Xem thêm: Tác dụng chữa viêm mũi dị ứng của cây Giao

Trên thực tế, cũng có rất nhiều bệnh nhân áp dụng cách trên và đã khỏi bệnh hoàn toàn. Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (Nhân viên ngân hàng, Ba Đình, Hà Nội) là một trong số rất nhiều trường hợp khỏi viêm mũi dị ứng nhờ dùng cây giao để trị bệnh. Chị có chia sẻ: “Tôi sống chung với bệnh viêm mũi dị ứng đã nhiều năm nay. Bình thường thì không sao nhưng hễ trở trời, các triệu chứng bệnh tái phát khiến tôi rất khổ sở. Được biết cây giao chữa viêm mũi dị ứng công hiệu, tôi đã áp dụng thử xem sao. Chỉ sau vài lần xông hơi, bệnh tình tôi đã thuyên giảm đáng kể”.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây Giao
Chỉ cần dùng cây giao đúng cách, bạn sẽ không còn nghẹt mũi, sổ mũi, điếc mũi, hắt xì…

Cách chữa bệnh bằng cây giao được thực hiện đơn giản như sau:

 ✪ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10-15 đốt cành giao tươi
  • Ấm nước
  • Giấy cứng

 ✪ Cách thực hiện hiệu quả:

  • Lấy chỗ cành giao đã chuẩn bị cho vào túi ni lin, đập giập rồi cho vào ấm chứa nước sạch.
  • Đun nước sôi thì tắt bếp, để nguội khoảng 5- 10 phút thì bắt đầu xông hơi.
  • Dùng giấy quấn thành ống phễu, đầu to đặt vào vòi ấm, đầu nhỏ ghé vào mũi, không để quá gần vì dễ gây bỏng.
  • Xông hơi trong khoảng từ 10 – 15 phút.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần / ngày. Duy trì từ 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi. Trường hợp nặng hơn thì khoảng 1 tuần, triệu chứng bệnh sẽ biến mất.

 ✪ Lưu ý: Không áp dụng cách trên trong thời gian dài vì mủ của cây giáo có tính độc.

10. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng Giấm táo

Giấm táo – nguyên liệu tưởng chừng chỉ được dùng để dậy vị các món ăn lại có thể được dùng để chữa viêm mũi dị ứng.

Theo nghiên cứu, trong thành phần có giấm táo giàu vitamin B1,  B2, E, A,  canxi và magie… Đây đều là những chất có khả năng làm sạch hốc xonag mũi, đánh bại các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra như: chảy nước mũi, điếc mũi, hắc hơi một cách an toàn và hiệu quả.

Thêm vào đó, trong giấm táo có chứa axit tự nhiên có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, nhờ đó mà giấm táo được dùng để chữa bệnh viêm mũi dị ứng an toàn, đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu.

Đã từng dùng giấm táo chữa viêm mũi dị ứng, Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) chia sẻ: “Mùa đông ở Hà Nội rất khắc nghiệt, vì vậy, bệnh viêm mũi dị ứng làm tôi găp rất nhiều khó khăn. Bản thân là giáo viên nhưng mỗi khi đang giảng bài, mũi cứ khò khè mãi không được hay cho lắm. Tôi uống thuốc tây nhiều quá nên bị lờn thuốc, giờ có uống cũng không thấy tác dụng. Được các thầy cô chỉ cho cách dùng giấm táo để chữa bệnh, tôi làm theo và khỏi bệnh sau vài ngày áp dụng. Thật không ngờ phương pháp dân gian lại công hiệu đến như vậy.”

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Giấm táo
Giấm táo – nguyên liệu tưởng chừng chỉ được dùng để dậy vị các món ăn lại có thể được dùng để chữa viêm mũi dị ứng.

Cách dùng giấm táo chữa viêm mũi dị ứng được thực hiện như sau:

# Cách 1: Uống giấm táo hằng ngày.

  • Mỗi ngày 3 lần, uống một muỗn dấm táo để đẩy lùi các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, ngăn bệnh tiến triển thêm.
  • Trong trường hợp không thể uống giấm táo nguyên chất, bạn có thể pha giấm táo với nước lọc theo tỉ lệ 2 muỗng dấm táo cho 250 ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày.

# Cách 2: Dùng giấm táo kết hợp mật ong

Mật ong là một chất chống oxy hóa dồi và khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn tốt cho người bị viêm xoang. Bộ đôi mật ong dấm táo là công thức chữa bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang khá công hiệu.

  • Pha mật ong nguyên chất, dấm táo và nước ấm theo tỉ lệ 10ml:20ml:150 ml, khuấy đều.
  • Uống hỗn hợp trên mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt, khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.

# Cách 3: Xông hơi bằng giấm táo

Để tăng thêm hiệu quả trị bệnh, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách trên với cách xông hơi bằng giấm táo sau đây:

  • Cho 2 muỗng dấm táo vào bát nước sôi, sau đó để nước nguội còn khoảng 70-80 độ thì bắt đầu xông hơi.
  • Dùng cách trên 2 lần mỗi ngày để triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
  • Khi xông, dịch mũi có ứ đọng trong xoang sẽ mang theo vi khuẩn ra ngoài. Đồng thời, thành phần kali có trong dấm táo sẽ giảm khả năng tiết dịch nhầy.

11. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bạc hà

Khi thời tiết thay đổi, người bị viêm mũi dị ứng hay bắt gặp những triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi… thay vì dùng thuốc tây để trị bệnh, nhiều người đã tìm đến cây bạc hà.

Anh Trần Minh Hoài (Giám đốc Marketing, Wall Street English, Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: Mỗi khi bị viêm mũi dị ứng, tôi hay dùng bạc hà để trị bệnh. Phải công nhận bạc hà chữa bệnh rất tốt, hơn nữa hương thanh mát của bạc hà khiến đầu óc tôi sảng khoái, dễ chịu hơn rất nhiều”.

Theo Đông y, bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, thường được dùng để điều trị một số bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp như: ăn không tiêu, kém ăn, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu…

Các nghiên cứu của y học hiện đại về dược tính tính của bạc hà, phát hiện loại thảo dược này chứa nhiều tinh dầu như  Menthone, Menthol, Pinene, Isomenthone, Camphene, Menthyl Acetate… Đây đều là những tinh dầu rất dễ được cơ thể hấp thu và có tác dụng giảm đau, giảm viêm, chữa viêm mũi dị ứng cực kì công hiệu.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà
Bạc hà được dùng để chữa viêm mũi dị ứng công hiệu.

Cách thực hiện bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng Bạc hà được thực hiện như sau:

# Cách 1: Thuốc sắc từ bạc hà và các thảo dược khác

Tinh dầu trong quất, bạc hà, hương nhu sẽ giúp mũi bạn được thông thoảng, giảm đáng kể các triệu chứng viêm mũi dị ứng,

 ✪ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 3-4 quả quất tươi
  • Hương nhu
  • Bạc hà

 ✪ Cách thực hiện hiệu quả:

  • Rửa sạch những nguyên liệu trên rồi cho vào ấm trà hãm với nước sôi.
  • Khi hơi nóng bốc lên thì xông mũi, đợi nước trà nguội thì uống.
  • Dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

# Cách 2: Xông mũi bằng tinh dầu bạc hà

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 8- 10 lá bạc hà

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Cho số bạc hà trên hãm với nước sôi. Sau đó, trùm kín khăn lên đầu, ghé mũi gần nồi để hơi nước bốc lên.
  • Hít mạnh rồi thở ra, kiên trì thực hiện từ 15 – 20 phút thì ngưng.
  • Nếu không có bạc hà tươi, bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà nhỏ vào nước nóng để xông mũi cũng rất công hiệu. Chỉ sau 3-4 lần thực hiện, các triệu chứng bệnh sẽ từ từ biến mất.

Trên đây, bài viết vừa giới thiệu đến các bạn 11 mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà. Với những nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm cũng công thức đơn giản, chỉ cần một số thao tác và sự kiên trì, tỉ mỉ của bạn, sẽ rất nhanh thôi, bạn sẽ nói lời tạm biệt với triệu chứng viêm mũi dị ứng đáng ghét này.

Chúc các bạn thành công!

Như Nguyệt thực hiện

Thông tin hữu ích khác: 

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường có tốt không, có hiệu quả thật không?”, “Bài thuốc sử dụng liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?”,… Để có được đáp án cho những vấn đề đó, mời mọi người lắng nghe chính phản hồi từ những người bệnh đã và đang sử dụng bài thuốc gia truyền này của dòng họ Đỗ Minh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *