Cách điều trị vẹo vách ngăn mũi không phức tạp như bạn nghĩ
Tình trạng ngạt mũi, chảy máu mũi, viêm xoang… có thể là triệu chứng của bệnh vẹo vách ngăn mũi. Những thông tin về cách điều trị vẹo vách ngăn mũi vẫn còn khá hạn chế. Trong khi những biểu hiện bệnh thì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về cách điều trị căn bệnh này trong bài viết hôm nay.
I. Tại sao nên điều trị vẹo vách ngăn mũi?
Trước hết chúng tôi xin cung cấp cho bạn một vài thông tin về bệnh vẹo vách ngăn mũi. Vách ngăn được coi là bộ phận chia đôi hốc mũi bao gồm sụn, xương, kéo dài từ tiền đình mũi đên vòm mũi họng. Do một lý do nào đó có thể do bẩm sinh mà vách ngăn này có thể bị vẹo.
Một số trường hợp vẹo vách ngăn không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân chúng ta có thể không cần điều trị. Nhưng một số trường hợp cần phải can thiệp. Đó là do:
- Khi vẹo vách ngăn một bên mũi thì người bệnh dễ bị nghẹt mũi một bên. Còn khi vách ngăn vẹo 2 bên thì dễ gây ngạt mũi hai bên. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài dễ dẫn đến viêm mũi viêm xoang. Đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, trí nhớ và năng suất làm việc.
- Vẹo vách ngăn mũi lâu ngày có thể tạo nên điểm kích thích trong hốc mũi, làm gia tăng viêm mũi dị ứng. Đối với người hen suyễn thì làm bệnh ngày càng nặng. Hơn nữa khi bị vẹo vách ngăn mũi có thể ảnh hưởng đến khướu giác.
Chúng ta không nên chủ quan trước những biểu hiện của bệnh mà cần phải tới bệnh viện để tiến hành ngay các biện pháp điều trị. Bệnh để càng lâu sẽ càng nghiêm trọng và gây khó khăn hơn cho việc điều trị.
II. Cách điều trị khi bị vẹo vách ngăn mũi
Việc điều trị vẹo vách ngăn mũi cần phải dựa vào tình trạng bệnh chứ không phải cứ bị vẹo là sẽ tiến hành phẫu thuật. Thực tế rất nhiều bệnh nhân bị vẹo vách ngăn vẫn có một cuộc sống bình thường. Các bác sĩ sẽ xem xét và quyết định nên tiến hành điều trị bằng phương pháp nào. Nếu bệnh ở mức độ nặng, các bác sĩ chuyên khoa chỉ cần nắn lại mà không cần phẫu thuật. Đối với trường hợp nặng hơn sẽ có các biện pháp sau:
1. Dùng thuốc
Để điều trị các triệu chứng của vẹo vách ngăn mũi, các bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: augmentin, novamycin, amoxicilin…
- Thuốc kháng viêm: dexamethason, alphachymotrypsin, alphatroay…
- Ngoài ra còn dùng thuốc co mạch dưới dạng thuốc nhỏ mũi
Việc điều trị bằng thuốc cần hết sức cẩn trọng vì thành phần của thuốc có thể gây tác dụng phụ. Chúng ta cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định, không tự ý mua hoặc thay đổi thành phần của thuốc.
2. Phẫu thuật
Trường hợp các phương pháp nắn chỉnh và cho dùng thuốc không có tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng biện pháp phẫu thuật. Lúc này bằng kĩ thuật chuyên môn, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt gọt một phần hoặc toàn bộ vách ngăn theo yêu cầu của từng trường hợp bệnh.
Để tiến hành mổ bác sĩ thường cho gây tê nên hầu như người mắc bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn. Sau khi hết tê, người bệnh sẽ có cảm giác mũi hơi sưng và đau. Bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn sau vài tuần.
Việc phẫu thuật này khá đơn giản nhưng bạn hãy đến những cơ sở uy tín để được các bác sĩ chuyên môn tiến hành khám, kiểm tra và tiến hành điều trị bằng các biện pháp hiệu quả nhất. Đây được coi là phương pháp điều trị vẹo vách ngăn mũi tối ưu nhất hiện nay.
3. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp
Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chúng ta cũng cần phải có một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Người bệnh cần phải vệ sinh và áp dụng các biện pháp bảo vệ mũi. Đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe, hạn chế độ ăn cay nóng dễ kích thích bệnh về mũi. Các chuyên gia khuyên người bệnh không nên hút thuốc lá, uống rượu bia… trong quá trình điều trị bệnh vì dễ gây tổn thương niêm mạc mũi. Như vậy sẽ làm cho những biểu hiện bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Việc điều trị vẹo vách ngăn mũi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và tiến hành các biện pháp can thiệp kịp thời.
Thanh Ngân
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!