12 Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh và an toàn
Các cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả là những điều các bậc phụ huynh nên biết trong quá trình chăm sóc và bảo vệ trẻ. Dùng các biện pháp chữa nghẹt mũi là giúp trẻ cảm thấy thoải mái dễ chịu và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ.
Trẻ sơ sinh dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là nghẹt mũi mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Với sức đề kháng yếu của trẻ, nếu như không xử lí kịp thời, có thể sẽ để lại mầm bệnh và khiến bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Nhất là sự nguy hiểm của bệnh hô hấp, nghẹt mũi sẽ dẫn đến biến chứng viêm xoang, một căn bệnh mãn tính kéo dài và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
Bên dưới là tổng hợp 12 phương pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà dễ thực hiện và an toàn mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng.
I.Dấu hiệu nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh thường được dùng để gọi các trẻ trong độ tuổi từ 0 – 12 tháng. Trong khoảng thời gian đầu đời này, trẻ sơ sinh chưa thể nói cũng như bộc lộ nhiều cảm xúc của mình ra bên ngoài. Các biểu hiện của trẻ cần phải được lưu tâm.
Bên cạnh đó, đây là khoảng thời gian trẻ cần được dành nhiều sự quan tâm chăm sóc nhất, dễ mắc các loại bệnh nhất vì đề kháng còn yếu. Vì vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu của trẻ để biết về căn bệnh trẻ đang mắc phải và có biện pháp xử lý nhanh chóng.
Theo Tiến sĩ Lamenta Conway, Bác sĩ khoa Nhi bệnh viện Nhi Đồng Sinai ở Chicago, đa phần trẻ em bị ngạt mũi bắt nguồn từ những nguyên nhân không rõ ràng. Nhưng phần nhiều trẻ mắc bệnh về đường hô hấp là do nhiễm các virus cảm lạnh hoặc do bị dị ứng, dị vật vướng trong mũi.
Do đó, trẻ sẽ có những biểu hiện để “thông báo” cho cha mẹ về việc trẻ cảm thấy khó chịu qua các triệu chứng như :
- Thở khò khè, ngủ không sâu và quấy khóc.
- Trẻ sẽ thường hắt hơi, kèm theo chảy mũi và đỏ mắt.
- Khi cha mẹ bế đứng, trẻ sẽ vui vẻ và cảm thấy dễ thở hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Trẻ sẽ thở bằng miệng và điều này làm trẻ cảm thấy đau rát ở cổ họng, dẫn đến ho khan.
- Trẻ thường bị sặc sữa, khi bú thường ngắt quãng do phải thở bằng miệng.
Lúc này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý và tiến hành các biện pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ, tránh để trường hợp bệnh trở nặng và biến chứng.
II. Cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh đơn giản công hiệu.
Hiện nay có nhiều biện pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhưng không phải cách nào cũng an toàn và hiệu quả. Niêm mạc mũi trẻ sơ sinh rất mỏng và dễ bị tổn thương. Nếu dùng sai phương pháp sẽ khiến bệnh viêm nhiễm, khiến bé càng lúc càng thở khó khăn và gây ra những căn bệnh về sau như viêm xoang, suy hô hấp cấp tính,…
Dưới đây sẽ giới thiệu đến các bậc cha mẹ những phương pháp trị nghẹt mũi đơn giản được bác sĩ khuyên áp dụng.
1.Dùng nước muối sinh lý 0.9% và dụng cụ hút mũi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.
Nước muối được biết đến như một dung dịch sát khuẩn lành tính cực kì tốt và dễ tìm mua. Đây cũng là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay. Vì đặc tính kháng khuẩn, nước muối sẽ nhanh chóng loại bỏ các vi khuẩn ở ổ xoang của trẻ, phòng ngừa viêm nhiễm và không gây tổn hại đến niêm mạc mũi trẻ.
Nước muối còn giúp rửa sạch các dị vật, làm thông thoáng đường thở và tống khứ dịch nhầy khỏi đường hô hấp của trẻ.
Các bậc cha mẹ có thể mua nước muối sinh lý 0.9% tại các tiệm thuốc tây và sử dụng để làm sạch đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
✪ Chuẩn bị:
- Nước muối sinh lý 0.9% chai nhỏ
- Dụng cụ hút mũi.
- Tăm bông, bông gòn
✪ Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm ấm nước muối bằng cách ngâm bình trong nước ấm khoảng 5 phút. Nhớ thử nhiệt độ trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ.
- Bước 2: Đặt bé nàm nghiêng và từ từ nhỏ 1 giọt nước muối vào mũi trẻ. Không nên đưa thẳng đầu chai vào trong lỗ mũi.
- Bước 3: Lặp lại với bên còn lại.
- Bước 4: Sau khoảng 30s, dùng dụng cụ hút mũi hút bớt dịch mũi ra ngoài.
- Bước 5: Đặt bé nằm ngửa, dùng bông tăm nhẹ nhàng làm sạch mũi, tránh đưa bông tăm vào quá sâu gây tổn thương niêm mạc mũi trẻ.
✫ Lưu ý:
- Khi ngâm nước muối, chú ý nhiệt độ không quá nóng.
- Tránh đưa đầu nhỏ mũi và đầu hút dịch vào quá sâu hốc mũi trẻ vì các xoang lúc này rất yếu ớt và dễ tổn thương.
- Thực hiện đều đặn 4 lần/ngày để giúp khoang mũi của bé luôn sạch sẽ và thông thoáng.
- Khi triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm, nên tránh lạm dụng nước muối. Chỉ nên đều đặn rửa mũi ngày 2 lần sáng tối để giữ vệ sinh và ngừa bệnh tái phát.
2.Dùng túi chườm ấm – một cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản.
Một mẹo dân gian rất hay mà các bậc cha mẹ có thể thử để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của trẻ là dùng túi chườm ấm. Hai bên tai là khu vực có nhiều sợi thần kinh và góp phần thúc đẩy máu lưu thông. Khi gặp nhiệt độ cao, dây thần kinh sẽ được kích thích, hệ thống lưu thông ở mũi sẽ được giãn nở và giúp mũi thông thoáng hơn.
Vì vậy các bậc cha mẹ có thể dùng các này để giúp trẻ giảm bớt nghẹt mũi mà không cần dùng thuốc.
✪ Chuẩn bị:
- 1 chiếc khăn bông nhỏ.
- Nước ấm.
✪ Cách thực hiện: Dùng chiếc khăn sạch thấm nước ấm. Vắt khô và đặt lên hai bên tai trong khoảng 15 phút. Khi đường thở thông thoáng, cha mẹ nên thực hiện hút mũi để làm sạch dịch nhầy bên trong ổ mũi của trẻ. Cần lưu ý đến nhiệt độ của nước để không làm bỏng làn da trẻ.
3.Cho trẻ uống nhiều nước – trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
Nước là chất xúc tác thúc đẩy quá trình lưu thông của cơ thể, làm mát và góp phần thanh lọc cơ thể. Khi nghẹt mũi, bé phải thở bằng miệng và điều này khiến cơ thể mất nhiều nước. Bé uống nhiều nước sẽ giúp triệu chứng nghẹt mũi được đẩy lùi nhanh chóng.
Tuy nhiên gia đình cần lưu ý, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống quá nhiều nước vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ chỉ nên uống một lượng nhỏ vừa đủ kèm bên cạnh sữa mẹ.
4.Bú sữa giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ nghẹt mũi, trẻ sẽ bú ít hơn bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của trẻ. Do đó, để giúp cơ thể có đủ lượng dinh dưỡng cũng như tăng cường sức đề kháng, cha mẹ nên có trẻ bú nhiều lần. Nếu trẻ quấy khóc, nên chia nhỏ cữ bú.
✫ Lưu ý: Cha mẹ nên hút mũi trước khi bú để giúp bé dễ thở và bú dễ dàng hơn.
5. Sử dụng tinh dầu chữa nghẹt mũi.
Theo TS.BS.Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền TW), một số loại tinh dầu có tính ấm sẽ giúp cho mạch máu giãn nở, thúc đẩy quá trình lưu thông hô hấp diễn ra thông thuận.
Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, tác động từ bên ngoài trong việc trị nghẹt mũi sẽ là một biện pháp an toàn hiệu quả.
Cách thực hiện: Cha mẹ đốt tinh dầu trong không gian phòng để tạo mùi hương nhẹ nhàng. Cha mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm trà,…
Đây là các loại tinh dầu có tính ấm, mùi nhẹ, có công dụng tiêu trùng sát khuẩn, hỗ trợ hô hấp và phòng ngừa cảm mạo, giúp tinh thần thư giãn.
✫ Lưu ý:
- Cha mẹ nên mua tinh dầu nguyên chất ở nơi uy tín, đảm bảo.
- Không nên sử dụng quá nhiều tinh dầu mỗi lần đốt.
- Chú ý quan sát phản ứng của trẻ, nên ngưng sử dụng khi thấy trẻ khó chịu hoặc thở khò khè.
6. Trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách xông hơi.
Hơi nóng của nước sẽ giúp làm giảm tình trạng nghẽn đường hô hấp ở trẻ, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giảm căng thẳng khó chịu cho trẻ. Đây là một trong những cách trị nghẹt mũi hiệu quả và dễ thực hiện, không gây tác dụng phụ.
✪ Cách thực hiện: Cho trẻ hít hơi nước ấm để pha loãng dịch nhầy bên trong xoang mũi. Có thể nhỏ thêm 1 giọt tinh dầu để giúp làm sạch đường thở của trẻ.
Hoặc cha mẹ có thể thực hiện phương pháp xông hơi tại nhà như sau:
- Bước 1: Xả nước nóng vào bồn để hơi nóng bốc lên. Nhớ đóng kín cửa để hơi nóng không bị thoát ra ngoài.
- Bước 2: Cha mẹ ôm trẻ ngồi trong phòng khoảng 15 phút.
- Bước 3: Khi tình trạng nghẹt mũi giảm bớt, phụ huynh có thể dùng lòng bàn tay nhẹ vỗ lồng ngực trẻ. Hành động này sẽ giúp trẻ dễ hô hấp hơn.
✫ Lưu ý:
- Không cho trẻ hít hơi nước quá nóng để tránh làm bỏng niêm mạc mũi.
- Không sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Sử dụng 1-2 lần/ngày và không để trẻ xông trong thời gian quá lâu.
7.Tắm nước gừng ấm.
Gừng có tính ấm. Công dụng của gừng thể hiện ở việc tán hàn, long đờm, hỗ trợ tiêu hóa. Tắm nước ấm có pha gừng sẽ giúp trẻ giảm các triệu chứng cảm lạnh, thúc đẩy hệ thống hô hấp bài trừ viêm dịch. Nước gừng ấm sẽ làm lỏng dịch mũi, giúp dịch mũi chảy ra ngoài khiến trẻ không còn khó thở khi nghẹt mũi. Hơn nữa, gừng ấm sẽ kháng khuẩn, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh viêm xoang.
✪ Chuẩn bị:
- 1 nhánh gừng nhỏ.
- Thau để tắm.
- Khăn bông.
✪ Cách thực hiện: Gừng cạo vỏ rửa sạch, nấu trong nước sôi khoảng 10 phút. Dùng nước gừng pha cùng nước tắm cho bé. Khi tắm xong nên lau khô và giữ ấm chân, tay, tai trẻ để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi.
Thường xuyên thực hiện tắm với nước gừng ấm sẽ giúp trị nghẹt mũi ở trẻ.
✫ Lưu ý:
- Không nên tắm trẻ quá lâu dẫn đến phong hàn, cảm lạnh.
- Pha loãng nước gừng để làn da mẫn cảm của trẻ không bị tổn thương.
8. Máy tạo ẩm hỗ trợ điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.
Với những ngày hanh khô hoặc với những trẻ nằm điều hòa, các bậc cha mẹ nên bổ sung thêm máy tạo độ ẩm để giúp trẻ dễ hô hấp.
Gia đình nên sử dụng máy tạo độ ẩm khi trẻ đã ngủ được một lúc. Cần lưu ý không nên đặt máy quá gần trẻ và vệ sinh máy thường xuyên.
9.Dùng dầu giữ ấm giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
Dù sức đề kháng yếu nhưng trẻ sơ sinh cực kì mẫn cảm, các bậc phụ huynh nên sử dụng các biện pháp đơn giản an toàn. Một trong những cách làm giảm nghẹt mũi ở trẻ là sử dụng dầu để giữ ấm cơ thể trẻ.
Các bậc cha mẹ có thể dùng dầu thoa vào lòng bàn chân, vùng lưng và ngực của trẻ. Kết hợp cùng việc massage một cách nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn.
✫ Lưu ý:
- Nên lựa chọn các loại dầu chuyên dùng cho trẻ sơ sinh.
- Sau khi xoa dầu, nên để trẻ ở nơi tránh gió để giữ ấm cho trẻ.
- Khi massage không nên dùng lực quá mạnh để tránh làm tổn thương trẻ.
10.Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ.
Đối với các trẻ bị nghẹt mũi, giấc ngủ không sâu khiến bé khó chịu hay quấy khóc. Một tư thế ngủ đúng cách sẽ giúp trẻ có giấc ngủ dễ dàng và thoải mái hơn.
Việc cần làm lúc này là cha mẹ nên kê gối cao đầu cho trẻ, giúp nước mũi ngăn không bị chảy ngược vào trong. Nước mũi chảy ra ngoài sẽ giúp đường hô hấp của bé thông thoáng và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
✫ Lưu ý: Cha mẹ nên cuộn khăn mềm để kê cho trẻ. Lưu ý nên kê hẳn vai của trẻ lên gối để trẻ không bị mỏi cổ.
11. Massage trị nghẹt mũi ở trẻ.
Một cách đơn giản dễ thực hiện khác để làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ là dùng phương pháp massage. Massage sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, tránh tắc nghẽn ở lỗ mũi trẻ.
✪ Cách thực hiện: Cha mẹ nên xoa nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào nhau để tạo độ ấm. Sau đó cẩn thận dùng hai ngón tay vuốt dọc sống mũi trẻ. Liên tục thực hiện 5 – 10 lần sẽ giúp các xoang mở rộng và đẩy các dịch nhầy ra ngoài.
Gia đình nên lưu ý vệ sinh mũi và hút dịch nhầy cho trẻ khi dịch thoát.
12.Dùng thuốc chữa ngạt mũi.
Một cách nhanh chóng và hữu hiệu trong việc chữa ngạt mũi cho trẻ là sử dụng thuốc. Dùng thuốc có tác dụng tức thời và tăng khả năng trị nghẹt mũi dứt điểm ở trẻ sơ sinh.
Các loại thuốc có tính kháng viêm và đặc trị các bệnh về đường hô hấp sẽ giúp trẻ giảm ngay các triệu chứng và ngăn ngừa phát bệnh về hô hấp như viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng,… như các loại thuốc có chứa Argyrol, corticoid kết hợp kháng sinh.
Hoặc các loại thuốc có chứa thành phần Naphazoline, Ephedrin sẽ giúp trẻ điều trị các bệnh về hô hấp thông qua việc điều chỉnh mạch, làm thông thoáng lỗ mũi.
Tuy nhiên trước khi sử dụng các loại thuốc trên, các bậc cha mẹ nên tuân theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh làm tổn thương đến trẻ. Đặc biệt, không sử dụng bất kì loại thuốc nào cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
III. Chú ý khi chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là một loại tình trạng phổ biến ở trẻ. Hầu hết nghẹt mũi đều liên quan đến các bệnh về hô hấp. Do đó môi trường sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ của trẻ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc làm giảm tình trạng nghẹt mũi của trẻ, phòng ngừa các bệnh về viêm xoang hàm, viêm mũi dị ứng,…
Sau đây sẽ tổng hợp những điều nên và không nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi mà gia đình nên quan tâm.
1.Những việc nên làm khi trẻ nghẹt mũi
- Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Chú ý đến sự thông thoáng của căn phòng và giữ ấm cho trẻ cẩn thận.
- Hạn chế cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với lông động vật, khói bụi ô nhiễm để tránh dị ứng, dị vật xâm lấn mũi.
- Thường xuyên làm sạch mũi cho trẻ.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho bé bú đủ cữ ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Cha mẹ nên tạo tinh thần thoải mái cho trẻ, vỗ về an ủi trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
2.Những điều không nên.
- Cha mẹ không nên thổi vào mũi của trẻ hoặc dùng miệng hút dịch mũi như mẹo dân gian thường chỉ. Điều này sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Không nên dùng chung đồ đạc vì dễ lây nhiễm bệnh.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Không nên lạm dụng các mẹo để tránh tình trạng bệnh trở nặng. Các mẹo dân gian chỉ giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi chứ không thể điều trị hoàn toàn. Tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và chữa bệnh kịp thời.
Các biện pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vừa được kể trên là các biện pháp hỗ trợ đơn giản và khá hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ. Việc điều trị nghẹt mũi cho trẻ là một việc vô cùng cần thiết để trẻ có một sức khỏe tốt và một sự phát triển toàn diện.
Tổng hợp: An Tư.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!