Viêm xoang xuất tiết ở trẻ em – Nguy hiểm chớ xem thường

Viêm xoang xuất tiết ở trẻ em là một bệnh phổ biến do cơ địa nhạy cảm với tác động bên ngoài. Tuy nhiên trên thực tế, có không ít phụ huynh khi nuôi con nhỏ thường nhầm lẫn, cho rằng đây chỉ là bệnh cảm cúm thông thường không cần điều trị. Thật sai lầm!

Các bác sĩ khoa Nhi khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên thận trọng bệnh viêm xoang xuất tiết ở trẻ, cần phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, nếu không bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như giảm thị lực, ho kéo dài, viêm họng, viêm phế quản, khí quản… Một số thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về căn bệnh phổ biến này.

viêm xoang xuất tiết ở trẻ em
Thận trọng với bệnh viêm xoang xuất tiết ở trẻ em!

I. Bệnh viêm xoang xuất tiết ở trẻ em – Cần hiểu rõ

Theo bác sĩ Trần Linh Thư – công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng I TPHCM, bác sĩ cho biết: Trẻ em là đối tượng có niêm mạc mũi và sức đề kháng còn yếu nên dễ bị các yếu tố xâm nhập gây bệnh hơn so với người lớn. Viêm xoang xuất tiết là bệnh dễ bắt gặp ở trẻ trong giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Bệnh thường bắt đầu bằng một số triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi trong. Lúc này, niêm mạc mũi bị nền sũng làm trẻ ngạt mũi, tắc mũi thường xuyên. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng cha mẹ nên điều trị sớm để tránh biến chứng cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây viêm xoang xuất tiết ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ thường gặp là:

nguyên nhân viêm xoang xuất tiết
Một số nguyên nhân gây viêm xoang xuất tiết ở trẻ em thường gặp.
  • Do thời tiết: Thời điểm bùng phát bệnh nhanh nhất là lúc giao mùa, khi trời chuyển sang lạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp dễ dẫn đến nguy cơ mắc viêm xoang xuất tiết.
  • Do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu: Trẻ em còn khá non nớt, hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện nên vi khuẩn, vi rút gây bệnh dễ xâm nhập, sinh sôi phát triển và gây bệnh nhanh chóng.
  • Do môi trường: Dưới sự tác động của một số yếu tố như độ ẩm không khí cao, không khí lẫn nhiều tạp chất như khói, bụi, hóa chất làm cho niêm mạc mũi bị kích ứng, tăng nguy cơ mắc bệnh đều viêm xoang xuất tiết ở trẻ nhỏ.

2. Dấu hiệu viêm xoang xuất tiết ở trẻ

Có khá nhiều người nhầm lẫn bệnh viêm xoang mũi xuất tiết và bệnh viêm xoang nhưng có thể nó, đây là hai bệnh khác nhau, do đó hướng điều trị không giống nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp nhận diện bệnh viêm xoang xuất tiết ở trẻ.

triệu chứng viêm xoang xuất tiết ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết bệnh đường hô hấp và viêm xoang xuất tiết khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.
  • Trẻ hắt hơi liên tục: Dưới sự tác động của tác nhân kích thích, niêm mạc mũi sẽ phản ứng bằng cách hắt xì liên tục, kéo dài.
  • Chảy dịch mũi: Như tên gọi, viêm mũi xuất tiết có thể được hiểu là niêm mạc mũi bị dị ứng, điều này kích thích tiết dịch mũi. Quá trình viêm xuất tiết diễn ra triệu chứng chảy dịch mũi rất dễ nhận thấy. Dịch mũi lúc đầu trong nhưng kéo dài, khi bị viêm xoang xuất tiết nặng, dịch mũi sẽ có màu trắng đục hoặc xanh nhạt do dịch mũi được lưu trú trong xoang quá lâu.
  • Nghẹt mũi: Dịch nhầy tiết ra nhiều gây nghẹt đường hô hấp nên gây tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Nghẹt mũi có thể xuất hiện một bên hoặc cả hai bên và nghẹt nhiều hơn ở tư thế nằm.
  • Mũi sưng đỏ, niêm mạc phù nề: Dùng đèn pin quan sát khoang mũi thấy mũi sưng đỏ, niêm mạc bị phù nền, đường thở hẹp hơn và cánh mũi to hơn.
  • Những dấu hiệu đi kèm theo: Ngoài một số dấu hiệu trên, một số trẻ bị viêm mũi xuất tiết còn xuất hiện triệu chứng ù tai, bỏ ăn, giọng nói khàn, đặc, quấy khóc, nhiều trẻ còn bị sốt nhẹ.

Không khó để nhận ra những dấu hiệu bất thường khi trẻ bị viêm xoang xuất tiết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nào vẫn không chắc chắn thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện chính xác bệnh.

3. Viêm xoang xuất tiết ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Thư, khi phát hiện những dấu hiệu viêm xoang xuất tiết ở trẻ em và có biện pháp điều trị kịp thời thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp bố mẹ chủ quan cho rằng đó chỉ là cảm cúm thông thường, tự ý mua thuốc điều trị, viêm xoang xuất tiết sẽ phát triển nặng gây khó khăn trong việc trị bệnh dứt điểm. Chưa kể, nhiều biến chứng đi kèm theo khiến cho trẻ mệt mỏi. Một số tác hại từ bệnh viêm xoang xuất tiết ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời đó là:

  • Bệnh viêm họng mãn tính.
  • Chứng ho khan dai dẳng
  • Bệnh viêm phế quản mạn tính.
  • Ảnh hưởng đến tai: giảm thính lực, rối loạn tiền đình..
  • Các chứng bệnh liên quan đến mắt như viêm túi lệ, áp xe mắt, mù lòa, viêm ổ mắt…
  • Gây tổn thương nội sọ: áp xe não, viêm màng não…

II. Điều trị viêm xoang xuất tiết ở trẻ

Khác với người lớn, cơ thể trẻ em khá nhạy cảm nên không thể dùng thuốc liều mạnh để đặc trị bệnh. Việc dùng thuốc điều trị viêm xoang xuất tiết không được tùy tiện và phải hợp lý, áp dụng cho đối tượng trẻ em, đồng thời cần có sự quan sát, theo dõi để hạn chế tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải. Khi dùng thuốc điều trị viêm xoang xuất tiết ở trẻ, bố mẹ có thể cân nhắc một số loại thuốc điều trị như sau:

cách chữa viêm xoang xuất tiết ở trẻ
Việc dùng thuốc điều trị viêm xoang xuất tiết không được tùy tiện và phải áp dụng riêng cho đối tượng trẻ em.
  • Thuốc Histamin đường uống

Thuốc uống trị bệnh viêm xoang xuất tiết ở trẻ em có thể dùng thuốc kháng histamin H1 có chọn lọc, giúp ngăn chặn các thụ thể H1 vùng ngoại biên, giảm giải phóng histamin từ dưỡng bào giúp ngăn chặn tình trạng xuất tiết mũi tái diễn. Một số thuốc Histamin đường uống như: Fexofenadin hydoclorid, Chlorpheniramin maleat, Loratidin, Desloratidin…

Thuốc kháng sinh histamine được chia thành nhiều thế hệ khác nhau, thế hệ sau khắc phục được nhược điểm của của thế hệ đầu.Tuy nhiên, thuốc kháng histamin thế hệ I, II, III,có thể gây số tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn ngủ, khó tiêu, mệt mỏi… Vì thế, cần xem xét đối tượng, độ tuổi của trẻ để áp dụng đúng thuốc. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, thận trọng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc kháng viêm corticoid dùng tại chỗ

Trường hợp trẻ bị viêm mũi xuất tiết nặng, tùy theo độ tuổi trẻ có thể được cân nhắc dùng thuốc corticoid để giảm tình trạng viêm nhiễm. Một số thuốc trong nhóm này gồm: polydexa, collydexa…

Khi dùng những loại thuốc trên, không được dùng kéo dài mà chỉ dùng trong vòng 7 ngày vì thuốc corticoid được ví như con dao hai lưỡi vì thuốc có thể gây viêm nhiễm toàn thân, đau đầu, suy thận, viêm loét mũi, chảy máu cánh mũi…Do đó, khi cho trẻ dùng thuốc, bố mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

  • Thuốc co mạch dùng tại chỗ

Thuốc co mạch dùng tại chỗ có tác dụng làm khô niêm mạc mũi khi điều trị viêm xoang xuất tiết. Tuy nhiên, thuốc dễ bị phân hủy dưới ánh sáng trực tiếp nên cần bảo quản cẩn thận, mỗi lọ chỉ nên dùng dưới 10 ngày.

III. Nên chữa viêm xoang xuất tiết cho trẻ ở đâu?

Theo kết quả điều trị của bệnh viên Tai Mũi Họng trung ương 2005, tỉ lệ trẻ bị viêm xoang lên đến 1.7% số bệnh nhân mắc các bệnh tai mũi họng học đường. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh viêm xoang mũi xuất tiết tương đương với tỉ lệ bé gái (trai là 54%, còn bé gái là 46%). Khi phụ huynh nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa:

Nên chữa viêm xoang xuất tiết cho trẻ ở đâu
6 địa chỉ chữa viêm xoang xuất tiết cho trẻ tin cậy tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
  • Sau một đợt viêm họng cấp kéo dài trên 1 tuần, trẻ vẫn còn sốt nhẹ, xì mũi có màu xanh đặc và mùi hôi, trẻ uể oải…
  • Trẻ thường xuyên chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là khi ngủ.
  • Trẻ bú không dài hơi như khi khỏe mạnh do tắc mũi.
  • Trẻ hay quấy khóc, thở ngáy, ngủ không ngon, hốc mắc có quầng.
  • Trẻ lớn tuổi hơn hay phàn nàn đau đầu, nặng mặt, dễ buồn ngủ.
  • Mặt trước má của trẻ bị sưng nề to, ấn vào thấy đau, đóng bánh ở góc trong của ổ mắt do hiện tượng viêm xoang sàng rõ mủ ra bên ngoài da.

Dưới đây là 6 địa chỉ khám chữa bệnh phù hợp nhất cho trẻ tập trung tại hai thành phố lớn: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh:

1. Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội)

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6273 8532
  • Thời gian làm việc: sáng 7:00-11:30, chiều 13:30-16:30 từ thứ 2 đến thứ 6

Chuyên khoa Tai mũi họng của bệnh viện Nhi trung ương cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em chuyên nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong quá trình điều trị. Phụ huynh sinh sống tại miền Bắc có thể đưa trẻ đến thăm khám tại đây để giúp tình trạng bệnh của trẻ nhanh chóng được thuyên giảm. Một điểm cần lưu ý đây là bệnh viện Nhi tuyến đầu khu vực miền bắc, mỗi ngày thường tiếp nhận hàng ngàn ca thăm khám chữa bệnh nên bệnh viên luôn trong tình trạng quá tải.

2. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương (Hà Nội)

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3868 6050
  • Thời gian làm việc: sáng từ 7:00 đến 11:30, chiều từ 13:30 – 16h30 từ thứ hai đến thứ 6. Thứ 7 và chủ nhật từ 7:30 đến 11:30, chiều từ 13:30-16:00

Bệnh viện Tai mũi họng trung ương là cơ sơ y tế đầu ngành của cả nước về thăm khám, điều trị bệnh tai mũi họng cho trẻ e và người lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày àng tăng, bệnh viện đã đang và không ngừng đầu tư trang thiết bị y tế cũng đội ngũ y bác sĩ giỏi để hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh. Do đó, phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi đưa trẻ đến đây để thăm khám và điều trị.

3. Khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0989171462 – 024.38693731 (số máy lẻ 6743)
  • Thời gian làm việc: sáng từ 7:30-11:30, chiều từ 13:30-16:30 từ thứ 2 đến thứ 6.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa nổi tiếng trên khắp cả nước. Khoa Tai mũi họng là một trong những ngành mũi nhọn được bệnh viện chú tâm đầu tư và phát triển trong những năm gần đây khi cơ sơ vật chất liên tục được cập nhật, đồng thời y bác sĩ là những người du học tại những quốc gia tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ… Đây là điểm đến uy tín và tin cậy nếu như cha mẹ nào có con bị bệnh viêm xoang xuất tiết.

4. Bệnh viện Tai mũi họng TP HCM

  • Địa chỉ: 155B Trần Quốc Thảo, P9, Q3, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3931 7381
  • Thời gian làm việc: từ 7:00-11:30, 13:00 -16:30 từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 và chủ nhật nghỉ.

Đây là bệnh biện cấp I, đi đầu trong lĩnh vực khám chữa bệnh liên quan đến tai mũi họng cho đối tượng người lớn và trẻ em. Đây cũng là nơi được bộ y tế giao trọng trách đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho cả nước. Hầu hết những ca khó về tai mũi họng đều được chữa trị tại bệnh viện Tai mũi họng TPHCM. Do đó, những ai đang sinh sống và làm việc tại khu vực thành phố có thể đưa trẻ đến đây để thăm khám và điều trị bệnh.

5. Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn

  • Địa chỉ:  1 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Q1, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 3821 3456
  • Thời gian làm việc: 7:30 – 20h từ thứ 2 đến thứ 7; 7h30-12h vào chủ nhật

Đây là một trong số những bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng tốt nhất phía nam nhận được nhiều đánh giá tích cực của bệnh nhân. Bệnh viện hợp tác với nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên môn cao cùng trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng nhu cầu khách hàng. tại bệnh viện, bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao trẻ cho y bác sĩ để khám chữa và điều trị viêm xoang xuất tiết.

6. Bệnh viện Nhi Đồng I

  • Địa chỉ:  341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh hoặc cổng phía  532 Lý Thái Tổ, quận 10.
    Điện thoại: (028) 39271119
  • Thời gian làm việc: 07:00 – 14:00 từ thứ 2 đến chủ nhật, kể cả ngày lễ.

Bệnh viện Nhi đồng I là bệnh viện chuyên khoa nhi chuyên tiếp nhận khám chữa và điều trị cho những trẻ mới sinh đến 15 tuổi tại khu vực TPHCM. Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, yêu trẻ, tận tâm với nghề. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, bạn có thể đưa con em đến bệnh viên Nhi đồng I để được thăm khám bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm xoang xuất tiết ở trẻ nhỏ, bậc làm cha làm mẹ cần lưu ý để khi con em mắc bệnh có thể xử lý đúng cách, bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Tổng hợp: Hạ Thiên

Thông tin hữu ích khác:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *