Ảnh Hưởng Của Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Lên Mắt
Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt là một trong những dấu hiệu thường gặp khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên tồn tại trong môi trường.
Tại sao viêm mũi dị ứng có thể gây nên những triệu chứng biểu hiện ở mắt? Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến mắt ra sao, có nguy hiểm không? Có hay không biện pháp nào để khắc phục tổn thương ở mắt do bệnh gây ra? Đừng hoang mang mà hãy tham khảo ngay bài viết sau để được giải đáp những thắc mắc.
I. Tại sao viêm mũi dị ứng có thể gây nên các triệu chứng ở mắt?
Thực chất, viêm mũi dị ứng là phản ứng tự miễn của cơ thể khi có những dị vật xâm nhập vào đường hô hấp. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại những kháng nguyên gây bệnh. Phản ứng giữa kháng kháng nguyên và kháng thể sẽ hình thành một chất được gọi là Histamin – gây nên một số phản ứng dị ứng trực tiếp tại xoang mũi như ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi.
Bên cạnh đó, do cấu trúc tai- mắt- mũi -họng liền kề và thông với nhau nên viêm mũi dị ứng không chỉ xuất hiện ở vùng mũi mà những triệu chứng của chúng còn lan sang khu vực lân cận, trong đó có mắt.
II. Một số ảnh hưởng của bệnh viêm mũi dị ứng lên mắt
Viêm mũi dị ứng gây nên một số phản ứng dị ứng lên mắt. Những biểu hiện không khó bắt gặp đó là:
# Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt:
Nồng độ Histamin được sản sinh trong máu cao có thể gây tình trạng sưng mũi, ngứa mũi, cơn ngứa lan sâu vào trong các xoang, ngứa xuống họng, ngứa lên mắt, ngứa ra ngoài ống tai.
Ngứa mắt dữ dội sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên lấy tay lên dụi mắt. Tác động cơ học này khiến cho niêm mạc mắt bị thương tổn, xay xước, công thêm việc trên tay chứa vi khuẩn có thể gây tình trạng viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm mi mắt, do đó người bệnh cận hạn chế điều này.
# Viêm mũi dị ứng gây đỏ mắt:
Viêm mũi dị ứng không chỉ làm cho đôi mắt bạn cảm giác ngứa ngáy mà còn gây tình trạng đỏ mắt. Câu chuyện sẽ càng tồi tệ hơn nếu như bạn cố gắng dùng tay để cào, dụi mắt mình. Hiện tượng đỏ mắt sẽ biến mất khi bạn ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
# Viêm mũi dị ứng gây chảy nước mắt:
Nước mắt rất cần thiết để dưỡng ẩm và nuôi dưỡng mắt hằng ngày. Mỗi khi chớp mắt tức là một lần bạn “rửa mắt” mà “chất tẩy rửa” chính là tuyến lệ ở vùng mi. Tuy nhiên, nếu như tuyến lệ này bị kích ứng sẽ phản ứng lại bằng cách tiết nhiều nước mắt hơn thông thường.
–> Như vậy, về cơ bản thì viêm mũi dj ứng chỉ tác động một phần nào đó lên thị giác. Nếu nhẹ thì gây ngứa mắt, đỏ mắt khó chịu. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài có thể gây tổn thương mắt, viêm nhiễm. Những lúc này, người bệnh cần lưu ý để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của mình.
Lưu ý: Bệnh viêm kết mạc dị ứng cũng gây nên tình trạng đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Do đó, người bệnh cần theo dõi triệu chứng để nhận diện và chẩn đoán bệnh chính xác để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
III. Khắc phục tổn thương mắt do viêm mũi dị ứng gây ra
Không ít người bị đỏ mắt, ngứa mắt, hay chảy nước mắt đều nghĩ rằng mình bị bệnh liên quan đén mắt chứ không phải viêm mũi dị ứng. Việc chẩn đoán sai bệnh dân đến bệnh nhân không có được biện pháp chữa trị đúng đắn, kịp thời, làm cho bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm.
Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân phải theo dõi những triệu chứng. Thông thường, biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng không bao giờ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, độc lập mà đi kèm với nhau. Nếu phát hiện bị sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi kèm với những biểu hiện về mắt trên thì khả năng rất cao bị viêm mũi dị ứng.
Đối với bệnh nào cũng vậy, khắc phục những thương tổn ở mắt triệt để, bạn cần giải quyết nguồn cơn gây bệnh, tức phải điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Điều trị như thế nào? Dưới đây bài viết sẽ giúp bạn làm rõ:
1. Vệ sinh mắt đúng cách
Khi mắt bị tổn thương, người bệnh cần chú ý vệ sinh mắt đúng cách. Theo đó, người bệnh nên nhỏ nước muối sinh lý để khử trùng, chống viêm, giảm tình trạng ngứa mắt. Ngày nhỏ 2-3 lần là được.
Mỗi sáng thức dậy, người bệnh cần chú ý lau sạch ghèn còn vướng víu trên mi mắt. Đồng thời, người bệnh cần rửa tay sạch sẽ để tránh tình trạng ngứa mắt, lấy tay gãi, sinh viêm nhiễm.
2. Xông hơi cho mắt
Khi cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, người bệnh có thể giảm bớt tình trạng trên bằng cách xông hơi mắt với 50 gam bạc hà, 16 gam hoa cúc; lá cúc tần, lá đại bi mỗi vị 50 gam, 50 gam lá dâu tằm. Cho tất cả những vị thuốc trên vào nồi chứa 300 ml nước, đun sôi trong khoảng 5-10 phút rồi bắt đầu xông mắt, hướng luồng hơi vào phần mắt bị đau.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng lá dâu tằm hoặc lá trầu không (20 gam), phối chúng lại với nhau để cải thiện vấn đề đang mắc phải. Ngày thực hiện 1-2 lần là được.
Lưu ý: Cách làm trên chỉ có tác dụng xoa dịu cơn ngứa mắt, chứng đỏ mắt, chảy nước mắt chứ không có tác dụng điều trị triệt để bệnh. Muốn những bạn cần giải quyết nguồn cơn gây bệnh, tức phải điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
3. Tránh xa tác nhân gây dị ứng
Chỉ khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh thì mới gây bệnh viêm mũi dị ứng. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh xa những tác nhân mà bạn cho rằng có nguy cơ gây bệnh. Một số dị vật thường gặp gồm: phấn hoa, bụi bẩn, lông của động vật, thực phẩm…
4. Dùng thuốc uống
Để thoát khỏi những triệu chứng khó chịu ở mắt gây ra môt cách triệt để, không còn cách nào khác là bạn phải điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, tức điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Hiện nay, chưa có loại thuốc tây nào có thể trị được tận gốc bệnh viêm mũi dị ứng. Song, nếu dùng thuốc tây, bệnh sẽ ổn định trong một thời gian dài.
Một số loại thuốc tây được dùng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng là:
- Nhóm thuốc kháng Histamin H1
- Nhóm thuốc co mạch: ephedrine, xylomethazolin, phenylpropanolamine, naphazolin, pseudoepherein, phenylephrin,…
- Nhóm thuốc corticoid, thường được bào chế dưới dạng xịt.
5. Tăng cường miễn dịch
Viêm mũi dị ứng được hình thành do cơ địa dị ứng. Do đó, tăng cường sức đề kháng là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, khả năng tự vệ trước tác nhân gây bệnh. Theo đó, bạn nên kết hợp luyện tập thể dục thể thao với những một số thảo dược có công dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Với những biện pháp bài viết vừa liệt kê bên trên, hi vọng chứng đỏ mắt, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt không còn làm khó bạn nữa. Chúc bạn nhanh chóng cải thiện được bệnh của mình.
Hoàng Mai
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Tư vấn dùm em những loại thuốc nào trị dị ứng ạ ?
Thuốc nào trị viêm mũi dị ứng ạ ?
E bi viem mui cap hay chay mau cam ngua mui va bi tham quang mat .e uong thuoc do bac si ke thuoc ma van chua khoi thi lam ntn ak.