Bệnh sổ mũi là gì? Có nguy hiểm không?
Mũi của chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, sự thay đổi của thời tiết,… nên rất hay mắc bệnh. Trong đó bệnh sổ mũi là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Đây là căn bệnh rất hay mắc phải nhưng liệu bạn có hiểu bản chất của bệnh là gì và làm sao để phòng tránh hiệu quả nhất không? Có lẽ bạn sẽ tự mình tìm được câu trả lời qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây.
Bệnh sổ mũi là gì? Có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng bệnh sổ mũi là một hiện tượng rất bình thường, có thể tự khỏi mà không cần tiến hành bất cứ phương pháp điều trị nào. Nhưng tùy theo cơ địa của từng người, bệnh sổ mũi có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc các bệnh về mũi khác nên việc kiểm soát sớm là điều hết sức cần thiết. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được bệnh sổ mũi là gì? có nguy hiểm không qua những thông tin ngay bên dưới đây.
1/ Vai trò của nước mũi
Trên thực tế thì lúc nào trong mũi của chúng ta cũng chứa một lượng nước mũi nhất định. Nhưng ở mức vừa phải thì nước mũi giống như lớp màng bảo vệ sức khỏe. Nó có tác dụng lọc sạch và làm ổng không khí, giúp cho mũi không bị khô. Khi không khí có bụi bẩn, vi khuẩn đi qua lớp màng bọc này sẽ bị giữ lại và không đi vào phổi. Thông thường mỗi ngày trung bình cơ thể sản xuất khoảng 2 lít nước mũi để giữ ẩm các cơ quan trong mũi, cổ họng, miệng và các buồng khí của cơ thể. Nước mũi sẽ chảy dọc theo vách sau của mũi và cổ họng rồi đánh văng lên các tế bào mỏng có công dụng như “cây chổi” loại bỏ các vật làm nghẽn lối lưu thông của không khí. Lúc này các nhu động này cũng hoạt động để làm nước mũi bay hơi và làm ẩm không khí.
2/ Nguyên nhân gây số mũi
Thực chất nước mũi có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Nhưng khi không khí khô, chất đờm trong cổ họng bị khô làm cho hoạt động của tế bào hình sợi bị chậm lại. Lúc này nước mũi sẽ đọng lại ở vách sau của mũi và gây sổ mũi.
Việc nắm được những nguyên nhân gây bệnh sổ mũi sẽ giúp chúng ta phòng chống và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây sổ mũi trong đó thông thường bệnh sổ mũi xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn khi môi trường bị ô nhiễm.
- Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí giảm làm niêm mạc mũi bị khô, làm cho lớp bảo vệ mũi hoạt động không hiệu quả.
Mũi của chúng ta mỏng và thường xuyên tiếp xúc với tác nhân bên ngoài nên rất dễ mắc bệnh. Khi niêm mạc mũi bị kích thích quá mức sẽ làm gia tăng dich mũi hơn so với bình thường và gây ra chảy nước mũi.
3/ Mức độ nguy hiểm khi không may mắc bệnh sổ mũi
Bạn không nên chủ quan khi mắc bệnh sổ mũi. Bệnh càng để lâu sẽ ngày càng nặng và gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Cụ thể:
- Biểu hiện của bệnh sổ mũi có thể làm bệnh nhân cảm thấy bị khó thở do nước mũi nhiều làm giảm lưu lượng khí lưu thông trong mũi.
- Khi bị sổ mũi quá nhiều và thường xuyên thì có thể bạn đã mắc phải các bệnh như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh khí phế quản… Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Bệnh sổ mũi kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, chán nản, suy giảm sức khỏe…
- Sổ mũi thường làm chảy nước mũi, hắt xì hơi thường xuyên… gây mất tự tin trong giao tiếp và bất tiện trong công việc.
4/ Cách phòng chống bệnh sổ mũi nên áp dụng
Như đã nêu ở các phần trên, bệnh sổ mũi có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh hàng ngày là hết sức cần thiết. Cụ thể, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau
** Vệ sinh mũi và họng bằng nước muối
Nguyên nhân của bệnh sổ mũi là do chất keo đọng lại ở vách mũi. Vì vậy dùng nước muối vệ sinh sẽ giúp cho lớp keo này được rửa sạch, tạo điều kiện cho các tế bào hình sợi hoạt động bình thường.
Ngoài vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất hai lần thì việc súc miệng bằng nước muối sẽ giúp vệ sinh hiệu quả hơn. Lúc súc miệng bạn đừng nuốt vội mà hãy tống hơi cho nước muối bị đẩy ngược, tạo tiếng động trong cổ họng, tống ngược lên mũi giúp vệ sinh sạch hơn. Vì hệ thống khoang miệng của chúng ta liên thông với đường hô hấp trên.
** Bảo vệ mũi
Mũi dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài nên phải thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường hoặc ở những nơi không khí bị ô nhiễm. Vào mùa lạnh thì nên tìm cách giữ ấm cho mũi.
** Thường xuyên uống nước
Đây là biện pháp mà chúng ta nên áp dụng thường xuyên vì nó có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, loại bỏ các chất độc hại giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Còn đối với bệnh sổ mũi nước có thể làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dễ dàng lấy ra ngoài và giảm nghẹt mũi hiệu quả. Đồng thời nước cũng làm ẩm khoảng mũi giúp bảo vệ mũi hiệu quả hơn.
** Giảm ăn cay
Đây là biện pháp phòng chống bệnh sổ mũi rất đơn giản mà bạn nên áp dụng. Vì các thực phẩm cay như ớt, mù tạt, tiêu… thường kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn và dễ gây ra sổ mũi.
Những biểu hiện của bệnh sổ mũi tưởng chừng đơn giản nhưng nếu ta chủ quan sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành ngay các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Thực tế bệnh sổ mũi không quá nguy hiểm chỉ cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với ăn uống và sinh hoạt khoa học thì bệnh sẽ được đẩy lùi trong thời gian ngắn.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!