Làm gì khi bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng ?

Nhiều bệnh nhân tỏ ra khá lúng túng không biết phải làm gì khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng bởi đây là căn bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa và không thể trị dứt điểm hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách đối phó với căn bệnh này kịp thời và hữu hiệu.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng ( bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, nấm mốc…), do thời tiết thay đổi hoặc do nhiễm vi khuẩn…Bệnh liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.  Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên trên thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng lãi bằng cách tạo ra kháng thể để chống lại chúng. Từ đó dẫn đến các rối loạn dị ứng và gây ra các biểu hiện khó chịu như:

lam-gi-khi-mac-benh-viem-mui-di-ung

Làm gì khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng ?

  • Hắt hơi thành từng tràng liên tục không ngừng
  • Có cảm giác ngứa mũi, ngứa tai và ngứa mắt rất khó chịu. Kèm theo đó là tình trạng đỏ mắt, chảy nước mắt
  • Bị nghẹt mũi thường xuyên và khả năng ngửi mùi kém
  • Chảy nước mũi trong ra ngoài hoặc chảy xuống cổ họng gây ho, viêm họng…

Bệnh nhân phải làm gì khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng?

Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng điều bệnh nhân nên làm là  bình tĩnh ngồi suy nghĩ lại xem mình có bị dị ứng với kháng nguyên nào không hoặc nguyên nhân gây bệnh do đâu để loại bỏ chúng. Để kiềm chế bệnh phát triển cần thực hiện những điều sau:

lam-gi-khi-mac-benh-viem-mui-di-ung1

Tránh xa các yếu tố dị nguyên là cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, đặc biệt là khói bụi, phấn hoa, lông thú hay nấm mốc phát triển ở những nơi ẩm ướt.
  • Vệ sinh nhà ở và giường ngủ sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên giặt giũ chăn mền và phơi ngoài nắng to để đề phòng nấm mốc hay vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Tránh xa chó mèo và tốt nhất không để chúng trong nhà hay cho lên giường nằm vì lông chó mèo cũng có thể gây dị ứng.
  • Hạn chế ăn các thức ăn có tính chất dị ứng như hải sản, tôm, cua, trứng hay sữa bò…
  • Tăng cường bổ sung vitamin C và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đề phòng những tác nhân gây bệnh xâm nhập từ trong khoang miệng lên mũi gây bệnh. Biện pháp tốt nhất vẫn là đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và súc miệng bằng nước muối
  • Mỗi ngày nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 3-4 lần để giảm bớt hiện tượng nghẹt mũi.
  •   Sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian quy định theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng thường là thuốc xịt kháng viêm tại chỗ, thuốc corticorid, thuốc kháng histamine. Đây là những loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng quá mức. Chính vì vậy việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết.
  • Giữ ấm cơ thể , đặc biệt là vùng mũi và cổ khi trời lạnh.

Như vậy những thông hữu ích trên đã cho bạn biết được phải làm gì khi bị viêm mũi dị ứng. Hãy cố gắng thực hiện tất cả những điều này để có thể bảo vệ sức khỏe và chung sống hòa bình với căn bệnh khó chịu này.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường có tốt không, có hiệu quả thật không?”, “Bài thuốc sử dụng liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?”,… Để có được đáp án cho những vấn đề đó, mời mọi người lắng nghe chính phản hồi từ những người bệnh đã và đang sử dụng bài thuốc gia truyền này của dòng họ Đỗ Minh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *