Chữa viêm mũi dị ứng bằng 4 vị thuốc dân gian

Trong dân gian có những cách chữa viêm mũi dị ứng kỳ diệu mà ngày nay một số người có tuổi vẫn nhớ và tin dùng nhiều hơn thuốc tây y. Nếu bạn là người thường xuyên chịu đựng các triệu chứng khó chịu do bệnh này gây ra, thì tại sao không thử học các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng 4 vị thuốc dân gian được lưu truyền nhiều sau đây nhỉ. Biết đâu đó sẽ chấm dứt hẳn triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng nhỉ? 

” Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp  vì vậy nên thời tiết thay đổi hay môi trường ô nhiễm mũi chính là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất giữa cơ thể và môi trường. Mũi có một chức năng quan trọng trong cơ thể là làm ấm, ẩm và lọc sách không khí để thở. Ngoài ra mũi cũng là cơ quan khứu giác  giúp cơ thể cảm nhận các mùi bên ngoài môi trường. Nhưng khi cơ địa gặp phải một hoặc nhiều tác nhân gây kích thích dị ứng từ môi trường sẽ gây nên phản ứng dị ứng ngứa mũi, tắt nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi.v.v… Hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.” 

4 Vị thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng hay gặp

Dùng các vị thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng dựa trên quan điểm y học cổ truyền để lại. Được hiểu theo quan niệm xưa viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”… căn cứ vào đó sẽ trị bệnh theo nguyên tắc:” Biện chứng luận trị”. Một số vị thuốc được cho là có thể đáp ứng cách điều trị này bao gồm:

1/ Hoa cứt lợn ( hoa ngũ sắc) trị viêm mũi dị ứng

Hoa cứt lợn là được cho là có tính khử trùng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và một vài trường hợp còn được dùng cầm máu và chữa viêm xoang, bệnh viêm mũi dị ứng rất rộng rãi. Dùng trị bệnh viêm mũi dị ứng thường được dân gian ứng dụng dùng theo cách điều trị như sau:

  • Cách 1: Lấy cây hoa cứt lợn đem rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt rồi đem lấy dịch thấm vào bông gòn và thoa lên hốc mũi. Để vậy khoảng 30 phút thì rửa mặt sạch lại với nước muối sinh lý. Ngày tiến hành  2 lần để cải thiện tình trạng dị ứng do viêm mũi.
  • Cách 2: Lấy lá cây cứt lợn, lá khế tươi và lá bạc hà với tỷ lệ tương đương nhau. Sau đó đem rửa sạch rồi nghiền hoặc giã nát và gói vào gạc nhét vào lỗ mũi. Để khoảng 15 phút thì lấy ra, nhớ là thực hiện lần lượt từng bên mũi tránh gây cảm giác khó chịu khi thở.

2/ Gừng tươi trị viêm mũi dị ứng 

Trong thành phần của gừng tươi có chứa tinh dầu có khả năng thông mũi, trị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng rất tốt. Bên cạnh đó thì thành phần khác trong gừng còn có tác dụng như một loại thuốc kháng histamin, trị phản ứng dị ứng ngứa và tính kháng khuẩn giúp trị viêm giảm hoàn toàn viêm mũi dị ứng, hỗ trợ trị viêm xoang.

  • Cách dùng: Đơn giản chỉ cần lấy 1 củ gừng tươi đem cạo vỏ và xát nhỏ thành sợi rồi cho vào 1 thanh quế và đem đun trong nồi nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó rót ra ly nước và thêm một chút mật ong và nước chanh sẽ cho một loại trà thảo dược trị viêm mũi dị ứng tốt. Ngày uống 3 lần và kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng thuyên giảm rõ rệt.

3/ Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi 

Tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên chống viêm nhiễm cực kỳ hay mà không ít người ứng dụng vào trị nhiều căn bệnh viêm da, viêm nhiễm đường hô hấp trong đó có viêm mũi dị ứng. Dựa vào thành phần trong tỏi để xác định tính chất dược lý của tỏi gồm các chất như quercetin, chất chống histamin, chống nhiễm trùng vi nấm, virus. Nên khi muốn dùng trị viêm mũi dị ứng thì tỏi cho công dụng giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng khá tốt.

  • Cách sử dụng: Sử dụng tỏi trị viêm mũi dị ứng có thể dùng ăn tỏi sống hoặc dùng tỏi ngâm với mật ong rồi nhét vào mũi ngày 2 lần sẽ cải thiện tốt các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

4/ Nghệ củ trị viêm mũi dị ứng 

Thêm một vị thuốc dân gian hay được vận dụng trị viêm mũi dị ứng mà người ta hay dùng đó là nghệ củ. Nhờ  y học hiện đại xác định nghệ là vị thuốc có tính chống viêm, tăng cường miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như ho, tắc nghẽn mũi họng, miệng khô và hắt xì hơi.

  • Dùng nghệ trị viêm mũi dị ứng: áp dụng theo cách lấy 1 thìa một nghệ trộn với 1 thìa mật ong và 1 thìa nước chanh rồi uống muỗi ngày. Cách này giúp củng cố hệ thống miễn dịch tự kháng lại với các chất gây dị ứng từ bên ngoài.

Trên đây là các cách trị viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên cách này chỉ nên ứng dụng trong trường hợp nhẹ, còn đối với những trường hợp viêm nhiễm nặng thì không nên áp dụng.

Chúc các bạn thành công!

BIẾT THÊM VỀ CÁCH CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG:

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường có tốt không, có hiệu quả thật không?”, “Bài thuốc sử dụng liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?”,… Để có được đáp án cho những vấn đề đó, mời mọi người lắng nghe chính phản hồi từ những người bệnh đã và đang sử dụng bài thuốc gia truyền này của dòng họ Đỗ Minh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *